Từ thời xa xưa, Y học cổ truyền đã sử dụng thảo dược để điều trị chứng mất ngủ một cách hiệu quả bởi chúng có nguồn gốc từ thiên nhiên, lành tính, giúp đầu óc thư giãn. Sau đây, BUHEUNG xin giới thiệu đến bạn đọc 11 loại thảo dược trị mất ngủ. Hy vọng thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn lựa chọn loại thảo dược phù hợp với bản thân
Cây nữ lang (Valerian)
Thông tin về cây nữ lang
Cây nữ lang, còn có một tên gọi khác là Sì to (theo tên gọi của người Mèo ở Lào Cai), là một vị thuốc nam phổ biến trong các bài thuốc an thần và điều trị mất ngủ, nhưng ở nước ta vẫn còn ít người biết đến và sử dụng.

Cây nữ lang còn có tên khoa học là Valeriana officinalis. Tại Việt Nam, cây thường mọc ở độ cao trên 1.000 mét tại các tỉnh miền núi phía Bắc, như khu vực núi cao Sapa ở Lào Cai, vùng núi cao ở Yên Bái, Lai Châu. Bộ phận được sử dụng làm thuốc bao gồm toàn bộ rễ và thân cây nữ lang.
Cây nữ lang được thu hái từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm. Mùa thu đến hết mùa đông là thời điểm rễ cây phát triển mạnh nhất và có dược tính cao nhất trong năm.
Công dụng của cây nữ lang
Cây nữ lang có công dụng an thần và điều trị mất ngủ rất hiệu quả. Ngày nay, loại cây này còn được sử dụng rộng rãi trong y học hiện đại nhờ hiệu quả cao hơn so với các loại thuốc ngủ hiện tại, và đặc biệt an toàn khi điều trị mất ngủ cho trẻ em. Hiệu quả của cây nữ lang trong việc điều trị mất ngủ tương đương với vị thuốc Hoa tam thất. Tại Pháp, mỗi năm tiêu thụ từ 100 đến 150 tấn rễ cây nữ lang để làm thuốc an thần. Hàng trăm năm trước, người dân tộc Mèo ở vùng núi cao Tây Bắc đã biết sử dụng cây nữ lang để điều trị mất ngủ và làm thuốc an thần.
Các thành phần hóa học quan trọng trong cây nữ lang là acid Valerenic và các dẫn xuất Valepotriates, chúng liên kết với thụ thể GABA, giúp ngăn chặn tín hiệu căng thẳng và lo âu đến hệ thần kinh trung ương, hỗ trợ phục hồi quá trình ức chế não bộ, giảm kích thích và giúp dễ ngủ hơn. Khác với thuốc Tây, sử dụng cây nữ lang để điều trị chứng mất ngủ dài hạn khá an toàn, không gây nghiện, không dẫn đến tình trạng lệ thuộc thuốc, không làm giảm khả năng tập trung, trí nhớ, hoặc gây suy giảm hoạt động thể chất.
Hoa Lavender
Thông tin về hoa lavender
Loài hoa lavender này có nguồn gốc từ tiếng Latin, mang nghĩa “để rửa”. Hoa oải hương được cho là đã được sử dụng từ thời Ai Cập cổ đại, và dầu của nó đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình ướp xác.

Trong những thời kỳ lịch sử sau này, hoa oải hương được sử dụng làm phụ gia trong nước tắm ở nhiều nơi như Ba Tư, Hy Lạp cổ đại và Rome. Các nền văn hóa này tin rằng hoa oải hương có khả năng thanh lọc cả cơ thể và tâm trí.
Từ thời xa xưa, hoa oải hương đã được dùng để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau, bao gồm: các vấn đề sức khỏe tinh thần, lo âu, mất ngủ, trầm cảm, đau đầu, rụng tóc, buồn nôn, mụn nhọt, đau răng, kích ứng da, và ung thư.
Công dụng của loài hoa lavender
Hoa lavender còn được sản xuất thành loại tinh dầu có khả năng làm giảm căng thẳng và thư giãn cơ bắp. Các nghiên cứu từ Đại học Southampton (Anh) cho thấy những người sử dụng hoa lavender ngủ ngon hơn 20% so với những người không sử dụng.
Hoa cúc
Thông tin về hoa cúc
Hoa cúc dùng làm trà có tên khoa học là Chrysanthemum morifolium Ramat, thuộc họ Asteraceae. Hoa cúc có vị đắng, ngọt, tính bình hoặc hơi hàn; quy kinh Phế, Can, Tỳ (theo Đông Dược Học Thiết Yếu), tác dụng chủ yếu lên hệ hô hấp và hệ tiêu hóa.
Theo các nghiên cứu khoa học, trong hoa cúc bao gồm các thành phần: Flavones, Apigenin, Luteolin, Thymol, Tricosane… Nghiên cứu dược lý cho thấy hoa cúc có tác dụng ức chế vi khuẩn gây bệnh lỵ, tụ cầu vàng, vi khuẩn thương hàn, liên cầu trùng dung huyết beta, và một số loại nấm ngoài da.
Công dụng của trà hoa cúc
Trà hoa cúc có tính chất dịu nhẹ và mùi hương dễ chịu. Khi sử dụng, trà có thể giúp giảm căng thẳng và lo lắng, cân bằng lại tinh thần, từ đó giúp an thần, cơ thể ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Hoa cỏ linh lan (Passion flower)
Hoa cỏ linh lan (Passioin flower) là một dạng thân leo, được tìm thấy lần đầu tiên ở miền đông nam Hoa Kỳ và Trung – Nam Mỹ.
Hoa cỏ linh lan (Passioin flower) (tên khoa học: Passiflora foetida L), còn được biết đến với các tên gọi như dây nhãn lồng, cây lồng đèn, cây mắc mát, cây hồng tiên, là một loại thảo dược trị mất ngủ. Thuộc họ dây leo, thân cây mềm và vỏ có nhiều lông nhỏ, lạc tiên phân bố ở vùng nhiệt đới và thường mọc hoang hoặc được trồng trong các vườn thuốc nam.
Công dụng: Hoa cỏ linh lan nổi tiếng với công dụng chữa mất ngủ nhờ chứa các hoạt chất an thần như Cyanohydrin Glycoside, Sulphate Ester, Tetraphyllum, và Passiflorin. Nhiều nghiên cứu còn phát hiện, cây thuốc nam này chứa Alkaloid, chất chống oxy hóa Flavonoid và các vitamin thiết yếu, giúp giảm căng thẳng, giảm mệt mỏi và chống viêm. Do đó, sử dụng lạc tiên giúp mọi người dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.
Hoa bia
Thông tin của hoa bia
Bia là một loại cây leo hoặc thân thảo lâu năm, sống động với thân rễ và có thể mọc cao tới khoảng 7 mét. Đây là một loài cây ôn đới xuất xứ từ Châu Âu, được trồng phổ biến ở Cộng hòa Séc, Ba Lan, Anh và Đức. Cây cũng xuất hiện ở Hoa Kỳ, Nam Mỹ và Úc. Bia thường phát triển tốt trong đất trung bình, độ ẩm vừa phải và thoát nước tốt. Cây ưa đất ẩm và giàu dinh dưỡng, nhưng cũng có khả năng chịu hạn. Cây có bộ rễ mập mạp và sống lâu năm. Thân cây có tính chất bện, rất dài, dẻo và dai, có góc cạnh và các sợi bền bỉ.
Công dụng của hoa bia
Hoa bia chứa nhiều loại tinh dầu, khoáng chất, và vitamin mang lại lợi ích cho sức khỏe, sử dụng dụng làm thảo dược trị mất ngủ. Tinh dầu có trong hoa bia bao gồm myrcene, caryophyllene, farnesene, và humulene. Hoa bia cũng chứa các vitamin như vitamin C, vitamin E, và vitamin B6. Những dưỡng chất này có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật, tăng cường hệ miễn dịch, và làm chậm quá trình lão hóa.
Hoa bia từ lâu đã được sử dụng để hỗ trợ các vấn đề mất ngủ và một số nghiên cứu đã đánh giá tác dụng của nó như một loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoa bia hiệu quả trong việc cải thiện giấc ngủ khi được kết hợp với thảo mộc valerian. Kết quả nghiên cứu cho thấy những người tham gia uống bia không cồn có chứa hoa bia có giấc ngủ chất lượng hơn đáng kể so với nhóm không sử dụng.
Bạc hà
Thông tin về cây bạc hà
Cây bạc hà, có tên khoa học là Mentha arvensis L., thuộc họ Lamiaceae, là loại cây sống lâu năm và thuộc thân thảo.
Thân cây mềm, hình vuông, có mầm lá mọc bò lan và đạt chiều cao khoảng 40 – 50 cm. Lá cây mọc đối, có răng cưa, và hoa có nhiều màu như hồng, trắng hoặc tím hồng. Quả của cây là loại quả bế với 4 hạt, và các bộ phận trên mặt đất đều có lông.
Bạc hà phát triển tốt ở độ cao từ 1300 – 1600m. Sau khi thu hoạch, bạc hà tươi được thu hái để chưng cất tinh dầu hoặc phơi khô và bảo quản ở nơi khô ráo. Tất cả các phần trên mặt đất của cây bạc hà đều chứa tinh dầu với hàm lượng khoảng 1 – 3%, bao gồm các thành phần chính như limonen, menthol, methyl acetat, cimen, myrcen…
Công dụng của bạc hà trong việc trị mất ngủ
Trà bạc hà giúp thúc đẩy sự thư giãn và giảm căng thẳng. Thực tế, ở các nước Nam Mỹ, loại trà này thường được dùng để điều trị căng thẳng và mất ngủ.
Lá bạc hà chứa tinh dầu bạc hà, có tác dụng làm dịu và an thần cho cơ thể. Cơ chế giảm căng thẳng và thúc đẩy thư giãn của bạc hà lục là do tương tác với các thụ thể GABA trong não, một chất dẫn truyền thần kinh có vai trò giảm hoạt động thần kinh.
Tâm sen
Tâm sen, có tên khoa học là Embryo Nelumbinis, còn được gọi là liên tử tâm hoặc tim sen. Đây chính là phần mầm nhỏ nằm ở trung tâm hạt sen. Khi tách hạt sen ra, bạn sẽ thấy phần đầu của tâm sen có màu xanh lục và phần dưới có màu vàng tươi.
Tâm sen có tác dụng an thần, cầm máu.. Trà tâm sen là một loại trà rất phổ biến từ thời nhà Đường. Tâm sen nằm trong hạt sen và còn được gọi là Liên tử tâm. Theo y học cổ truyền, tâm sen giúp giải nhiệt, giảm cảm giác mệt mỏi và lo lắng, và ổn định huyết áp.
Tâm sen chứa các hoạt chất alcaloid, flavonoid, và acid amin, có tác dụng giải tỏa căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, tâm sen cũng giúp điều chỉnh huyết áp và giảm cảm giác mệt mỏi.
Nụ hoa tam thất
Hoa tam thất thường có màu xanh nhạt và khi nở bung xòe có đường kính từ 3 đến 5 cm. Mặc dù hoa nhỏ, nhưng chúng mọc thành từng chùm. Toàn bộ chùm hoa tam thất trông giống như một chiếc súp lơ. Hoa thường nở rộ vào tháng 4 và tháng 5.
Nụ hoa tam thất được thu hoạch sau ba năm trồng và chăm sóc. Thời gian thu hoạch tốt nhất là từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm, khi nụ hoa đạt chất lượng cao nhất. Những nụ hoa tam thất tốt nhất là khi chúng còn ở dạng bao tử, vì nếu hoa đã nở rộ thì dược chất trong nụ sẽ giảm. Loại thảo dược này có thể dùng tươi hoặc khô. Vì nụ hoa tam thất khá hiếm, nên thường được hong khô để bảo quản và sử dụng lâu dài.
Nụ hoa tam thất chứa các saponin, acid amin và các khoáng chất thiết yếu. Chúng được đánh giá cao trong việc cải thiện giấc ngủ, ổn định huyết áp và tăng cường chức năng tim mạch. Thảo dược trị mất ngủ thiên nhiên này rất tốt cho sức khỏe của người cao tuổi, người chịu áp lực cao, và những ai bị mất ngủ lâu năm hoặc ngủ không sâu giấc.
Cây viễn chí
Cây viễn chí được sử dụng làm thuốc bao gồm hai loài khác nhau nhưng cùng thuộc họ viễn chí:
Loài có tên khoa học là Polygala japonica Houtt, còn được gọi là nam viễn chí hoặc tiểu thảo. Đây là cây thân thảo, cao khoảng 10-20 cm, với cành nhỏ và mỏng mọc lan từ gốc, bề mặt trên có lông mịn. Lá phía dưới có hình bầu dục, lá phía trên hình dải, đầu nhọn, mép lá cuốn xuống mặt dưới và mọc so le. Hoa mọc thành chùm ngắn, màu xanh nhạt ở dưới, trắng ở giữa, đỉnh tím. Quả nang nhẵn, hình bầu dục. Loài này mọc hoang ở Thanh Hóa, Nam Định, Hà Nam…
Loài Polygala sibirica L. cũng là cây thân thảo, sống lâu năm. Lá phía dưới nhỏ hơn, hình mác, cả hai mặt lá có lông nhỏ, mịn. Hoa mọc thành chùm dài, cánh hoa màu lam tím. Loài này thường thấy mọc ở tỉnh Nghệ An.
Phần rễ của hai loại cây viễn chí này được sử dụng làm thuốc. Vào mùa xuân, cây được thu hoạch bằng cách đào lên, loại bỏ rễ con và những phần rễ hư hỏng. Sau đó, rễ được rửa sạch, phơi khô, rút bỏ lõi, và bảo quản để sử dụng. Rễ cây cũng có thể được chế biến bằng cách chích mật nhằm giảm tính mạnh của vị thuốc và tăng cường tác dụng an thần.
Viễn chí có tác dụng an thần, giúp kéo dài thời gian ngủ và người mất ngủ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Ngũ vị tử
Thông tin về ngũ vị tử
Ngũ vị tử, còn được biết đến với tên gọi ngũ mai tử hoặc huyền cập, là loại dược liệu từ quả chín được thu hoạch rồi phơi hoặc sấy khô của cây ngũ vị (Schisandra sinensis Baill.), thuộc họ ngũ vị tử (Schisandraceae). Đặc điểm nhận dạng của loại cây này như sau:
- Dây leo lớn, chiều dài từ 5m đến 7m hoặc có thể dài hơn. Thân cây có màu nâu xám với nhiều nốt sần.
- Lá cây có hình trứng, mọc so le dọc theo thân dây leo, gốc lá thuôn hẹp, đầu nhọn, mép lá có khía nhỏ, mặt trên sẫm màu và nhẵn, mặt dưới có lông ngắn ở gân lá non.
- Hoa đơn tính và khác gốc, với tràng hoa có từ 6 đến 9 cánh màu vàng trắng và có mùi thơm.
- Quả hình cầu, đường kính từ 5-7mm, khi chín có màu đỏ sẫm và mọc thành chùm.
- Hoa ngũ vị tử nở vào khoảng tháng 5-7 và quả chín vào tháng 8-9.
Công dụng của ngũ vị tử trong việc trị mất ngủ
Ngũ vị tử là một trong những dược liệu quý có khả năng giải tỏa căng thẳng thần kinh, giảm nhanh các triệu chứng suy nhược thần kinh như lo lắng, mất ngủ, và nhức đầu. Cây thuốc này chứa nhiều thành phần có lợi như vitamin C, axit amin, và các khoáng chất, giúp nâng cao khả năng miễn dịch.
Ngũ vị tử thường được sử dụng kết hợp với các dược liệu khác như nhân sâm và kỷ tử để ngâm rượu uống. Mỗi ngày uống 20ml rượu thuốc ngũ vị tử sẽ giúp giảm mệt mỏi, điều trị suy nhược thần kinh, và cải thiện giấc ngủ cũng như sự thèm ăn.
Táo nhân
Thông tin về táo nhân
Táo nhân được bào chế từ cây Táo ta, còn gọi là cây Táo chua, với tên khoa học là Ziziphus mauritiana Lamk., thuộc họ Rhamnaceae. Cây được trồng rộng rãi khắp nơi ở Việt Nam để thu hoạch lấy quả.
Cây táo ta là một cây nhỏ có gai, với cành rủ xuống, còn được gọi là táo xanh. Lá của cây có hình bầu dục ngắn hoặc hơi thuôn dài, mặt trên lá màu xanh lục và nhẵn, mặt dưới có lông và mép lá có răng cưa. Lá có 3 gân dọc theo chiều dài.
Hoa màu trắng, mọc thành xim ở kẽ lá. Quả của cây là loại quả hạch với vỏ ngoài nhẵn màu vàng xanh, vỏ giữa dày và có vị ngọt, hạch cứng và xù xì. Khi đập hạch, ta sẽ lấy được nhân hạt táo, sau khi phơi khô gọi là táo nhân.
Công dụng của táo nhân trong việc điệu trị chứng mất ngủ
Táo nhân chứa một lượng lớn tinh dầu beta-sitosterol, có tác dụng an thần, hỗ trợ giấc ngủ và bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, táo nhân còn chứa các hoạt chất khác như saponin, flavonoid, và các vitamin A, C, giúp nâng cao hệ miễn dịch, hạn chế các gốc tự do và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm thông tin về 11 thảo dược trị mất ngủ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết hoặc về ghế massage thì comment ngay phía dưới bài viết này, Buheung sẽ giải đáp ngay. Xem thêm thông tin về ghế massage và thông tin sức khỏe bổ ích tại blog ghế massage Buheung nhé.
Liên hệ:
Fanpage: Buheung.vn – Ghế Massage chăm sóc sức khỏe số 1 Hàn Quốc
Hotline: 1800 6977
ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT