Nắm bắt kỹ thuật massage cơ bản có thể giúp cơ thể giảm thiểu mỏi mệt, đau nhức và hỗ trợ thư giãn tinh thần, giải tỏa căng thẳng. Bài viết sau sẽ giới thiệu tới bạn 7 cách massage toàn thân hiệu quả, dễ thực hiện tại nhà. Xem ngay nhé!
Massage toàn thân có lợi không?
Massage là kỹ thuật được biết tới với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Mỗi ngày chỉ cần thực hiện các cách massage toàn thân trong vòng từ 15-20 phút là bạn đã có thể cảm nhận được sự thay đổi đáng ngờ của cơ thể:
- Kích thích tuyến nội tiết hoạt động ổn định, thu nhỏ lỗ chân lông, giảm hoạt động của tuyến bã nhờn, giúp làn da đàn hồi tốt hơn, tươi sáng và căng mọng.
- Tác động lên hệ tuần hoàn, kích thích giãn nở kinh mạch giúp máu lưu thông tốt hơn tới khắp cơ thể.
- Tăng tính thư giãn tối đa, giúp cải thiện tình trạng mất ngủ và áp lực tinh thần.
- Điều hòa hoạt động của hệ tiêu hóa, thúc đẩy đào thải độc tố dễ dàng, bảo vệ sức khỏe nội tạng.
- Giảm lo âu, căng thẳng do tác dụng kích thích hệ thần kinh, kích thích cơ thể tiết oxytocin và dopamine.
- Kích thích cơ thể tiết endorphin giúp làm giảm đau nhức và căng cứng cơ.
- Thúc đẩy tế bào bạch cầu trong máu và hệ bạch huyết hoạt động tốt hơn, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Tổng hợp 7 cách massage toàn thân
Nếu bạn đang cảm thấy mỏi mệt cả về cơ thể lẫn tinh thần thì 7 động tác massage toàn thân sau đây sẽ là giải pháp lý tưởng để “refresh” thể chất và tâm hồn của bạn.
Massage mặt
Công dụng của massage mặt
Kỹ thuật massage đơn giản nhưng có thể giúp làn da trở nên căng bóng, mịn màng và chống chảy xệ hiệu quả. Đồng thời, massage còn giúp thúc đẩy khí huyết vùng mắt lưu thông tốt hơn, khí sắc khuôn mặt hồng hào và tươi sáng hơn.
Cách massage mặt
Bước 1: Rửa mặt sạch sẽ, thoa một ít kem dưỡng lên mặt và cằm, cổ.
Bước 2: Đặt ngón tay ở giữa xương quai hàm, day nhẹ hình xoắn ốc từ ngoài vào giữa cằm và lặp lại động tác 3-5 lần.
Bước 3: Thực hiện tương tự như bước 2 và hơi bấu nhẹ dọc phần xương hàm, thực hiện lặp lại 3-5 lần.
Bước 4: Đặt ngón tay ở giữa chân mày và thái dương, xoay và day thành theo chiều xoắn ốc, dịch chuyển dần lên phần trán và chân tóc.
Bước 5: Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ nắm lấy hai vành tai, xoa nhẹ nhàng tới phần đỉnh tai, thực hiện lặp lại 3-5 lần.
Bước 6: Đặt hai ngón tay giữa ở đuôi chân mày, vỗ nhẹ từ chân mày đến hốc mắt và sau đó di chuyển dần qua gò má, sống mũi. Thực hiện lặp lại 3-5 lần.
Bước 7: Đặt ngón tay ở góc trong chân mày, nắn nhẹ theo đường xương lông mày. Thực hiện lặp lại 3-5 lần.
Bước 8: Đặt hai ngón tay vào vùng thái dương và xoay nhẹ theo hình tròn. Thực hiện lặp lại 3-5 lần.
Bước 9: Dùng lực của 3 ngón tay, ấn nhẹ vào xương gò má và dịch chuyển dần về phía hai tai.
Bước 10: Vỗ nhẹ hai ngón tay lên mặt, di chuyển từ ngoài vào trong và thực hiện lặp lại trong vòng 2 phút.
Bước 10: Xoa nóng hai lòng bàn tay và áp lên mặt, thực hiện lặp lại 2-3 lần trong khoảng 30 giây – 1 phút.
Massage đầu
Công dụng của massage đầu
Massage vùng đầu bằng tay sẽ giúp mọi người có thể cải thiện tình trạng đau nhức đầu. Đồng thời, liệu pháp này cũng có tác dụng trong việc cải thiện sức khỏe tinh thần, giảm áp lực tâm lý sau một ngày dài làm việc.
Cách massage đầu
Bước 1: Khép hai bàn tay lại với nhau, dùng đầu ngón tay để day nhẹ huyệt thái dương và miết vòng ra sau tai khoảng 3-5 lần.
Bước 2: Đặt hai bàn tay lên trán, úp lòng bàn tay vào trong miết giữa hai chân mày từ chiều ngoài vào trong, lặp lại động tác từ 5-6 lần.
Bước 3: Dùng ngón tay giữa, ấn day huyệt bách hội ở đỉnh đầu rồi di chuyển dần ra rìa tóc và thái dương.
Bước 5: Khép 4 ngón tay và massage từ xương chẩm ra sau đầu theo chiều xoắn ốc.
Bước 3: Luồn các ngón tay vào tóc và massage nhẹ từ mép tóc vào sâu trong da đầu. Kéo nhẹ các nhúm tóc nhỏ trên đầu và cảm nhận sự thư giãn.
Bước 4: Áp hai bàn tay lại, hướng ngón tay ra sau đầu và day nhẹ vào vùng gáy khoảng 3-5 lần
Massage cổ
Công dụng của massage cổ
Các động tác massage và ấn huyệt cổ sẽ giúp làm giảm tình trạng căng cứng, tê bì khi làm việc. Đồng thời, kỹ thuật này cũng giúp khớp cổ linh hoạt và dẻo dai hơn, tăng cường lưu thông khí huyết lên não, giải tỏa sự căng thẳng của hệ thống dây thần kinh.
Cách massage cổ
Bước 1: Ngồi thẳng người, tư thế thoải mái và thả lỏng vùng cổ.
Bước 2: Đặt các ngón áp út, giữa và trỏ vào sau gáy rồi tiến hành ấn nhẹ để làm ấm vùng cổ.
Bước 3: Đặt hai ngón tay giữa lên vùng cổ, miết dọc theo thớ cơ trên cổ và vai gáy, từ trên xuống dưới, lặp lại từ 3-5 lần.
Bước 4: Đặt ngón tay cái lên vùng cơ cổ đang bị căng, các ngón còn lại đặt ở phía trước vai để tạo điểm tựa cho ngón cái massage phần cơ vùng cổ. Dùng ngón tay để tạo chuyển động nhấn và xoa theo hình tròn để giải tỏa áp lực và sự căng cứng vùng cơ cổ.
Bước 5: Miết nhẹ các ngón tay từ phía cổ xuống vai để làm giảm sự nhức mỏi.
Bước 6: Bóp dọc phần cơ phía sau cổ, dùng ngón tay cái tạo lực xoa bóp hình xoắn ốc, dọc theo chiều dài cổ.
Massage vai gáy
Công dụng của massage vai gáy
Thực hiện các động tác massage sẽ giúp làm giảm tình trạng đau vai gáy do làm việc liên tục trong nhiều giờ. Đồng thời, việc này còn kích thích khớp xương cử động linh hoạt và dẻo dai hơn.
Cách massage vai gáy
Bước 1: Massage tại vùng sau cổ bằng việc úp lòng bàn tay, áp sát vào cổ và di chuyển từ mép tóc gáy xuống lưng, sang hai bả vai.
Bước 2: Dùng ngón tay cái ấn mạnh vào khớp bả vai từ phía cổ ra ngoài đầu vai
Bước 3: Day gáy nhẹ nhàng trong 2 phút bằng mu bàn tay. Sau đó, xoa nhẹ đốt sống cổ số 7 để kích thích mạch máu lưu thông.
Massage bụng
Công dụng của massage bụng
Kích thích mạch máu vùng bụng lưu thông tốt hơn, giảm tình trạng căng tức khó chịu. Ngoài ra, massage cũng giúp cho hệ tiêu hóa có thể hoạt động dễ dàng, bài tiết hiệu quả hơn.
Cách massage bụng
Xoa 2 bàn tay vào nhau thành nhiều lần để làm nóng và massage vùng rốn theo chiều xoắn ốc. Massage khu vực này trong vòng từ 2-3 phút và miết nhẹ phần cơ bụng để kích thích máu lưu thông.
Massage tay
Công dụng của massage tay
Tay phải làm việc trong thời gian dài, rất dễ mỏi và đặc biệt là sau tuổi 30, làn da bắt đầu bước vào quá trình lão hóa, chảy xệ. Massage nhẹ nhàng mu và lòng bàn tay sẽ giúp khí huyết lưu thông tốt hơn, giảm áp lực, đau nhức và mỏi tay.
Cách thực massage tay
Bước 1: Dùng ngón tay cái ấn nhẹ vào lòng bàn tay và di chuyển dần về phía các ngón tay.
Bước 2: Nắm chặt hay bàn tay rồi thả lỏng tay ra, thực hiện lặp lại động tác này từ 7-10 lần.
Bước 3: Thả hờ một bàn tay, dùng bàn còn lại vuốt nhẹ các ngón tay.
Bước 4: Đan hai bàn tay vào với nhau và xoay tròn để tạo sự linh hoạt cho khớp cổ tay.
Bước 5: Áp lòng bàn tay vào mu bàn tay còn lại rồi nhẹ nhàng vuốt nhẹ từ cổ tay xuống phía các ngón tay.
Massage chân
Công dụng của massage chân
Đôi bàn chân là nơi tập trung nhiều hệ thống dây thần kinh, rất dễ bị đau, mỏi nếu đi lại và đứng trong thời gian dài. Các động tác massage sẽ giúp đôi chân giảm nhức mỏi, kích thích tuần hoàn máu, giảm co rút của ngón chân và giúp làn da trở nên mềm mại hơn.
Cách massage chân
Bước 1: Ngâm chân trong nước ấm hoặc nước ấm có chứa thảo dược, tinh dầu
Bước 2: Giữ đôi chân trong lòng bàn tay, dùng ngón cái massage nhẹ nhàng từ trên đầu ngón chân ra sau bàn chân rồi di chuyển lên phía mắt cá chân.
Bước 3: Giữ chân trong lòng bàn tay, nắm nhẹ nhàng bàn chân và duỗi thẳng, kéo lên xuống 3-5 lần.
Bước 4: Dùng ngón tay cái và ngón trỏ, xoa nhẹ gót chân theo vòng tròn từ 3-5 lần.
Bước 5: Đặt một bàn tay giữ gót chân, bàn tay khác thì ôm lấy bàn chân và xoay tròn lòng bàn chân.
Bước 7: Trượt các ngón tay xuống giữa khe ngón chân từ trước ra sau và vuốt theo chiều xoắn ốc xung quanh xương mắt cá.
Bước 8: Dùng ngón tay cái để xoa đều theo vòng tròn từ trên xuống lòng bàn chân và vuốt nhẹ từ cổ chân xuống các ngón chân.
Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm thông tin về cách massage toàn thân tại nhà. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết hoặc về ghế massage thì comment ngay phía dưới bài viết này, Buheung sẽ giải đáp ngay. Xem thêm thông tin về ghế massage và thông tin sức khỏe bổ ích tại blog ghế massage Buheung nhé.
Liên hệ:
Fanpage: Buheung.vn – Ghế Massage chăm sóc sức khỏe số 1 Hàn Quốc
Hotline: 1800 6977
ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT