Cấy chỉ huyệt đạo có an toàn không khi ngày càng có nhiều nơi thực hiện phương pháp này? Đây là điều mà nhiều người còn phân vân và chưa dám đưa ra quyết định. Để trả lời được câu hỏi này, bạn cần hiểu rõ một số thông tin cơ bản về phương pháp trị bệnh này như cách thực hiện, bệnh nào có thể áp dụng, chống chỉ định ra sao,… Bài viết dưới đây sẽ bao gồm những điều cô đọng nhất, xem ngay nhé!
Phương pháp cấy chỉ thực hiện như thế nào
Phương pháp cấy chỉ được thực hiện dựa trên phương pháp châm cứu truyền thống. Sử dụng đầu kim nhỏ, bác sĩ sẽ tác động vào huyệt đạo, giúp kích thích những thay đổi tích cực trong cơ thể. Cấy chỉ hay còn gọi là chôn dây, xỏ dây, châm cứu… là phương pháp điều trị đặc biệt và không dùng thuốc được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Cấy chỉ thường sử dụng chỉ tự tiêu (sợi catgut), cấy vi mô vào các huyệt đạo dùng để nâng cao sức khỏe, điều trị, phòng ngừa và phục hồi chức năng. Sợi dây chỉ cấy có tác dụng lâu dài lên huyệt đạo ít nhất 15-20 ngày (tương đương 15-20 ngày châm cứu), từ đó nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị.
Bước chuẩn bị cũng rất cần sự kiên nhẫn. Bệnh nhân được khám lâm sàng và bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn về việc liệu quy trình này có phù hợp để cấy dây hay không. Bệnh nhân cũng sẽ được giải thích những suy nghĩ của mình để họ yên tâm phối hợp với bác sĩ. Khi thực hiện, người bệnh nằm trong tư thế thoải mái, để lộ vùng huyệt. Phòng thực hiện phương pháp cấy chỉ phải là phòng riêng biệt, vô trùng. Rửa tay thật sạch và đeo găng tay vô trùng. Cắt chỉ khâu có thể hấp thụ (chỉ tự tiêu) thành các đoạn khoảng 0,5 cm đến 1 cm. Luồn chỉ qua thân kim. Xác định huyệt và khử trùng huyệt nơi sẽ luồn chỉ. Đưa kim nhanh qua da và từ từ đưa sợi chỉ vào huyệt đạo. Dùng ngón tay ấn vào gần gốc kim, sau đó rút kim ra, dán băng vô trùng hoặc đặt gạc vô trùng lên huyệt đạo vừa khâu và dán băng dính để giữ gạc.
Liệu trình điều trị
Mỗi lần cấy chỉ tự tiêu có hiệu quả trong khoảng 15 đến 20 ngày.
Sau thời gian tự hòa tiêu, việc xử lý sau có thể được thực hiện.
Các tình huống có thể phát sinh và cách xử lý
- Chảy máu: Dùng gạc bông khô, tiệt trùng ấn lên vết bẩn, không chà xát.
- Đau, sưng tấy vùng cấy chỉ: chườm đá, dùng thuốc chống viêm hoặc kháng sinh (nếu cần).
- Dị ứng: Sử dụng thuốc chống dị ứng.
- Vượng châm: Chữa trị theo sơ đồ từ vượng châm cứu.
- Nếu có tình huống bất thường nào phát sinh, người bệnh nên trao đổi kỹ với bác sĩ điều trị để được tư vấn và điều trị an toàn.
Lưu ý
Ngoài ra, một số lưu ý trước khi thực hiện cấy chỉ mà bệnh nhân cần ghi nhớ như sau:
- Bệnh nhân nên vệ sinh cá nhân và tắm rửa kỹ lưỡng.
- Không ăn quá nhiều, không uống rượu, không uống nước ngọt, cà phê, v.v.,
- Không quá đói và không làm việc quá sức, không quá mệt mỏi.
- Bạn phải ngồi và nghỉ ngơi tại chỗ trước khi điều trị.
- Để thuận tiện cho việc điều trị, bệnh nhân nên mặc quần áo rộng rãi.
Sau khi cấy chỉ vào huyệt đạo, để trả lời câu hỏi cấy chỉ huyệt đạo có an toàn không thì người bệnh cũng cần tuân theo những hướng dẫn của bác sĩ để tránh những tác dụng không đáng có:
- Tránh gió lùa và môi trường ô nhiễm.
- Ngồi nghỉ ngơi tại phòng khám từ 10 đến 15 phút và không hoạt động thể chất quá nhiều.
- Bạn có thể tắm 4 đến 6 giờ sau khi điều trị.
- Bạn không nên ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ cá như tôm, cua, cá, mực và xôi (xôi, bánh chưng…).
Tính an toàn của phương pháp cấy chỉ huyệt đạo
Sử dụng phương pháp cấy chỉ vào huyệt đạo được các bác sĩ và chuyên gia khằng định hoàn toàn an toàn và không gây biến chứng cho người bệnh. Tỷ lệ tái phát sau điều trị bằng phương pháp này rất thấp và chỉ xảy ra ở những trường hợp tuổi cao dẫn đến thoái hóa và sai sót trong sinh hoạt, vận động hàng ngày.
Đây là cách điều trị bệnh không dùng thuốc mà thay vào đó là chỉ catgut, kết hợp với kim để đưa chỉ vào cơ thể. Vì thế phương pháp này rất an toàn cho sức khỏe. Phương pháp cấy chỉ là một phương pháp châm cứu mới cải tiến nên cơ chế tác dụng của dây cấy cũng tương tự như châm cứu, cụ thể được nhìn dưới hai góc độ: y học hiện đại và y học cổ truyền. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về tính khoa học và độ an toàn của phương pháp này. Có thể gặp một số tác dụng phụ nhẹ sau khi cấy chỉ.
Các bệnh áp dụng phương phấp cấy chỉ hiệu quả
Cấy chỉ không chỉ được sử dụng trong điều trị bệnh mà còn được sử dụng như một phần hỗ trợ thẩm mỹ. Cấy dây chỉ là phương pháp lành tính nên được áp dụng rộng rãi cho mọi đối tượng, lứa tuổi. Trong điều trị các bệnh, cấy chỉ được chỉ định cho nhiều bệnh khác nhau:
- Các bệnh về thần kinh: nhức đầu, mất ngủ, đau thần kinh tọa, đau cổ vai gáy, liệt dây thần kinh ngoại biên và di chứng liệt sau đột quỵ, chấn thương tủy sống, liệt ở trẻ em, run tay chân, bệnh Parkinson, liệt dây thần kinh ngoại biên,…
- Các bệnh về tiêu hóa: loét dạ dày, viêm đại tràng, trĩ nội, sa dạ dày,…
- Các bệnh về đường hô hấp: hen phế quản, viêm phế quản, viêm họng, viêm amiđan,…
- Các bệnh về xương khớp: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, đau lưng, thấp khớp, viêm xương khớp,…
- Các bệnh về sinh dục: đái dầm, tinh trùng, liệt dương, phì đại tuyến tiền liệt, rối loạn kinh nguyệt, vô sinh,…
- Các bệnh về ngũ quan: vấn đề về thị giác, sụp mi, ù tai, viêm mũi dị ứng, viêm xoang,…
- Một số bệnh khác như dị ứng cơ địa, rối loạn chuyển hóa, sụt cân sau sinh, giảm đau do ung thư,…
Đây là một số bệnh mà bạn có thể tham khảo nếu bản thân đang mắc phải những tình trạng sức khỏe trên. Tuy nhiên, bạn cần nên đến những trung tâm y tế lớn, những đơn vị uy tín để được thăm khám và tư vấn kỹ hơn. Bác sĩ sẽ có cái nhìn tổng quát nhất về cơ thể của bạn nhằm đánh giá xem bạn có thực sự phù hợp với phương pháp cấy chỉ huyệt đạo, không cần dùng thuốc này hay không.
Chống chỉ định của cấy chỉ
Dù cấy chỉ huyệt đạo là phương pháp có tính an toàn và hiệu quả cao trong điều trị bệnh cũng như thẩm mỹ, nhưng vẫn có một số trường hợp chống chỉ định. Bạn nên tham khảo và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện nhằm tránh những rủi ro về sức khỏe không đáng có về sau này.
- Bệnh cấp cứu: Một số bệnh cấp cứu có thể kể đến như đau tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, chấn thương sọ não, bỏng, đa chấn thương, rối loạn dấu hiệu sinh tồn, ngộ độc cấp, nhồi máu não,… Nếu bạn nằm trong những trường hợp trên, bạn cần thông báo với bác sĩ vì bạn nằm trong danh sách chống chỉ định cấy chỉ. Các bác sĩ sẽ khám và tư vấn phương pháp khác để giúp bạn điều trị bệnh theo tình trạng sức khỏe.
- Cơ thể kiệt sức, sức đề kháng giảm: Khi cấy chỉ vào cơ thể, sợi chỉ sẽ kích thích các huyệt phù hợp để cơ thể tự điều chỉnh các rối loạn. Nếu bạn không sức khỏe hoặc sức đề kháng yếu, rất có khả năng cơ thể bạn sẽ không thể đáp ứng chỉ catgut khi được đưa vào huyệt đạo.
- Phụ nữ mang thai: Sức khỏe phụ nữ mang thai thường thường sẽ không tốt như người bình thường. Chưa kể, khi mang trong mình một sinh linh nhỏ, cơ thể người mẹ sẽ có những thay đổi đáng kể về các hormon, thậm chí nhu cầu dinh dưỡng cũng tăng cao. Khi thực hiện phương pháp cấy chỉ tự tiêu vào huyệt đạo, theo nguyên lý cơ thể sẽ bị kích thích. Điều này có thể sẽ không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tránh những tác động lạ vào cơ thể trong quá trình mang thai.
- Vùng da tại huyệt bị nhiễm trùng hoặc mắc bệnh ngoài da: Nếu bạn nằm trong trường hợp này, có thể nói phần da trên cơ thể đang là nơi ẩn náu của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh khác nhau. Phương pháp cấy chỉ lại cần phải đảm bảo điều kiện vô trùng và sạch sẽ. Hai điều này là hoàn toàn trái ngược. Do đó, đây được xem là trường hợp chống chỉ định của cấy chỉ. Bạn cần điều trị dứt điểm tình trạng bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh ngoài da, sau đó cần đến phòng khám để được bác sĩ thăm khám và tư vấn.
- Dị ứng với chỉ khâu tự tiêu: Đây là một trong những trường hợp sẽ gây ra tác dụng phụ khi thực hiện phương pháp cấy chỉ. Do nguyên lý của phương pháp này là đưa chỉ tự tiêu (chỉ catgut) vào cơ thể, sau đó khoảng 15-20 ngày, sợi chỉ sẽ tiêu dần nhằm kích thích cơ thể tự điều trị bệnh. Khi bạn là người dị ứng với chỉ tự tiêu, thì chắc chắn bạn sẽ không phù hợp với phương pháp này.
Cần tránh những đơn vị không uy tín, hoặc các bác sĩ không có kiến thức, họ sẽ thực hiện phương pháp cấy chỉ ngay khi bạn có nhu cầu mà không quan tâm đến tình trạng sức khỏe của bạn. Điều này là vô cùng nguy hiểm. Không chỉ không điều trị được bệnh mà còn khiến bệnh trầm trọng hơn, thậm chí có thể mắc những tác dụng phụ và những bệnh khác truyền vào cơ thể. Cấy chỉ huyệt đạo có an toàn không phụ thuộc vào điều này rất nhiều. Bản thân người có nhu cầu, mong muốn sử dụng phương pháp này cũng cần có kiến thức cơ bản nhằm hạn chế bị lừa đảo tại những nơi không uy tín. An toàn và hiệu quả sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề bác sĩ cũng như chính bản thân bệnh nhân.
Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm thông tin về cấy chỉ huyệt đạo có an toàn không. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết hoặc về ghế massage thì comment ngay phía dưới bài viết này, Buheung sẽ giải đáp ngay. Xem thêm thông tin về ghế massage và thông tin sức khỏe bổ ích tại blog ghế massage Buheung nhé.
Liên hệ:
Fanpage: Buheung.vn – Ghế Massage chăm sóc sức khỏe số 1 Hàn Quốc
Hotline: 1800 6977
ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT