Đau lưng dưới hay còn gọi là đau thắt lưng là triệu chứng rất thường xuyên gặp phải ở nhiều đối tượng, nhất là dân số ở độ tuổi lao động 25 tuổi đến 45 tuổi có tỉ lệ hơn 65% sẽ mắc phải. Nguyên nhân gây ra những cơn đau này là gì? và có cách nào để đề phòng và điều trị hiệu quả hay không hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Đau lưng dưới là bệnh gì?
Vùng lưng dưới (thắt lưng) bao gồm hệ thống cơ, gân, dây chằng bao quanh khu vực đốt sống lưng từ L1 đến L5. Vì vậy khi xuất hiện những cơn đau nhức, cảm giác căng tức khó chịu tại khu vực này thì đó có thể là dấu hiệu rõ ràng cho triệu chứng đau lưng dưới. Tuỳ vào nguyên nhân tác động mà đau lưng dưới có nhiều dạng, từ đau âm ỉ cho đến dữ dội khó chịu, mọi biểu hiện đều cần được quan tâm đúng mức để bảo vệ sức khỏe vùng lưng và cột sống, chúng ta không nên xem nhẹ những cơn đau này dù là nhỏ nhất.
Tất cả các cơ quan gắn kết đến vùng lưng dưới có vai trò nâng đỡ cơ thể đồng thời dẫn truyền tín hiệu đến vùng thân dưới như chân, mông, đùi. Vì vậy nếu để đau lưng dưới tiển triển nặng hơn sẽ gây ảnh hưởng rõ ràng đến việc di chuyển, đi đứng và khả năng chịu đựng trọng lượng cơ thể.
Đau lưng dưới là một triệu chứng rất phổ biến
Mọi đối tượng đều có thể gặp tình trạng đau lưng dưới bất cứ khi nào và ở mọi độ tuổi, thể trạng. Trong đời chắc chắn chúng ta sẽ phải gặp vấn đề này dù là ít hay nhiều, nhưng các đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ đối mặt với đau lưng dưới nhiều hơn:
- Những người trên 30 tuổi khi cột sống bắt đầu có dấu hiệu lão hoá kết hợp với việc dây là nhóm dân số lao động chính nên dễ gặp những cơn đau lưng dưới trong cuộc sôngs hàng ngày.
- Người thừa cân, béo phì có khả năng đau lưng dưới cao hơn. Như đã đề cập về vai trò nâng đỡ trọng lượng cơ thể của cột sống và vùng lưng dưới, cân nặng càng lớn chắc chắn sẽ gây nhiều áp lực hơn đến vùng này.
- Cuộc sống hối hả ngày nay cần chúng ta hoạt động liên tục kèm theo những lối sống hiện đại hoá nên chúng ta thường quên không để ý đến các tư thế sinh hoạt hàng ngày đúng cách như đi, đứng, ngủ, ngồi hay tư thế nâng vật nặng. Bên cạnh đó đau lưng dưới cũng dễ dàng xuất hiện do tính chất nghề nghiệp, cho dù là công việc ngồi hay đứng quá lâu cùng đều là nguy cơ tiềm ẩn cho bệnh đau lưng dưới tái phát.
- Các cơn đau lưng dưới nói riêng và cả khu vực lưng nói chung đều cảnh bảo đó là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác cần được phát hiện và chữa trị sớm như loãng xương, người có vấn đề về xương khớp, bệnh đau thần kinh tọa, gai cột sống, viêm nhiễm, ung thư, bệnh lý về thận, phụ nữ mang thai…
- Sức khỏe tinh thần giảm sút do stress, căng thẳng lo âu dễ dẫn đến rối loạn cảm giác đau vì vậy não sẽ truyền các tín hiệu thần kinh sai lệnh khiến người bệnh có cảm giác đau không rõ nguyên nhân lên vùng lưng dưới hoặc bất kỳ vùng nào khác trên cơ thể.
Triệu chứng thường gặp khi đau lưng dưới
Đau lưng dưới gây ra nhiều dạng triệu chứng khác nhau phụ thuộc vào nguyên nhân tác động, bệnh lý và thể trạng nhưng nhìn chung đó vẫn là cảm giác đau nhức khó chịu xung quanh thắt lưng và vùng xương cột sống L1-L5 gần khu vực xương chậu dẫn đến căng cứng, khó cử động hoặc duỗi thẳng lưng. Đây gần như là triệu chứng phổ biến và dễ nhận biết nhất, chúng có thể xuất hiện đột ngột hoặc dưới dạng tái phát lặp lại nhiều lần.
Nguyên nhân đau lưng dưới
Đau lưng dưới có nhiều nguyên nhân gây kích hoạt cơn đau như nguyên nhân cơ học, nguyên nhân ngoài cột sống, nguyên nhân xương khớp và nguyên nhân từ các bệnh lý khác.
Thoát vị đĩa đệm
Một nguyên nhân thường gặp gây đau vùng lưng dưới là bệnh thoát vị đĩa đệm và bệnh liên quan đến đĩa đệm. Chúng đóng vai trò chịu áp lực từ cột sống đè lên và tạo sự mềm dẻo cho cột sống. Đây là bệnh lý gây ra do tình trạng lớp nhân nhầy ở đĩa đệm tràn ra bên ngoài, chèn ép lên các dây thần kinh. Vì vậy bệnh thường sẽ kèm theo cảm giác tê bì, châm chích, ngứa ran. Khi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm thường sẽ gặp các cơ đau từ thắt lưng xuống chân, chủ yếu tập trung ở người có độ tuổi 22 tuổi đến 55 tuổi.
Sai tư thế, cong vẹo cột sống
Cong vẹo cột sống dù với bất kỳ nguyên nhân nào, do chấn thương ngoại lực hay thói quen lối sống để sai thư thế cột sống khi sinh hoạt đều dẫn đến đau lưng dưới. Các đốt xương sống không nằm đúng vị trí khiến áp lực trọng lượng cơ thể dễ dồn nén đến các đốt xương nằm cuối ở gần thắt lưng, gây đau nhức khó chịu và cực kỳ ảnh hưởng đến hình thể, dáng đứng của bệnh nhân. Đây là nguyên nhân có thể nhìn thấy bằng mắt thường, bạn có thể phát hiện sớm và điều trị, nắn chỉnh hoặc trị liệu phục hồi để khắc phục.
Viêm khớp, viêm cột sống
Tiếp đến là nguyên nhân do viêm xương khớp hoặc viêm cột sống dính khớp rất phổ biến gây đau lưng dưới. Các ổ viêm hình thành khiến người bệnh chịu đựng các cơn đau vật vã và âm ỉ từ vùng thắt lưng, có thể lan rộng đến mông và kéo dài trong khoảng 15-30 phút. Đây là dạng bệnh lý mãn tính thường lặp lại, bệnh nhân hay bị đau lưng dưới về đêm và cứng khớp khi thức dậy vào buổi sáng hôm sau.
Thoái hóa cột sống, gai cột sống
Quá trình lão hóa do tuổi tác cũng khiến chức năng cột sống bị suy giảm dẫn đến bệnh thoái hoá cột sống hoặc gai cột sống gây ra triệu chứng đau khắp vùng lưng hoặc lưng dưới mỗi khi vận động như cúi người hay đứng lên, xoay chuyển cơ thể hay mang vác. Thoái hoá cột sống làm tăng độ lệch vị trí xương khớp càng nhiều khiến người cao tuổi trên 40 gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, dễ xuất hiện những cơn đau mãn tính ở lưng dưới.
Nữ giới ở chu kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai
Nữ giới dễ gặp tình trạng đau lưng dưới do tác động của chu kỳ kinh nguyệt và thai sản. Nguyên nhân được giải thích bởi các cơn đau bụng kinh do tử cung co bóp quá mức làm lan toả cơn đau nhói ảnh hưởng đến cả vùng lưng dưới. Ngoài ra trong giai đoạn tiền kinh nguyệt thì nữ giới cũng có khả năng bị đau lưng do viêm nhiễm. Trong khi đó, đau lưng dưới trong quá trình thai sản do sự phát triển của thai nhi tăng sức ép lên các dây thần kinh, gân, xương sống đồng thời cơ thể chịu thêm trọng lượng thai nhi vì vậy rất dễ tạo cơ hội để hình thành triệu chứng đau lưng dưới.
Xem chi tiết: Đau Lưng Dưới Nữ Giới: Triệu Chứng, 6 Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục Nhanh
Cách trị đau lưng dưới tại nhà
Sau đây là một số phương pháp hữu hiệu trong việc cải thiện tình trạng đau lưng dưới mà bạn có thể thực hiện tại nhà
- Uống thuốc giảm đau nhanh (thuốc không kê đơn) như paracetamol, aspirin, ibuprofen là biện pháp tức thời giảm bạn làm dịu và giảm đau lưng dưới nhanh chóng nhưng đây không phải là phương pháp lâu dài và không có hiệu quả trong việc điều trị tận gốc.
- Bôi các loại dầu, gel, miếng dán giảm đau (không bôi vết thương hở) lên toàn vùng lưng dưới và những khu vực khác bị ảnh hưởng như lưng trên, hông, đùi. Chủ yếu việc giảm đau sẽ đến từ các hoạt chất, dược liệu được làm nóng sinh nhiệt giống cơ chế chườm ấm giúp giải toả tình trạng căng cứng, viêm nhiễm của cơ xương khớp.
- Chườm lạnh hoặc chườm ấm làm giảm các áp lực chèn ép lên vùng lưng đồng thời giúp giãn cơ, tăng cường lưu thông máu đến vùng bị đau. Từ đó cảm giác khó chịu căng thẳng sẽ được giảm đi đáng kể.
- Tập vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng cột sống, xương khớp là phương pháp không xâm lấn an toàn giảm thiểu sự xuất hiện những cơn đau nhức vùng lưng trên và dưới. Bạn phải đến các trung tâm, bệnh viện có chuyên môn vật lý trị liệu để được hướng dẫn và theo dõi đúng liệu trình, bài tập từng giai đoạn. Không nên tự ý tập vật lý trị liệu vì nếu sai cách thì tình trạng sẽ trở nên nặng hơn.
- Sử dụng thiết bị massage như ghế massage lưng, ghế massage toàn thân đều đặn để thư giãn, thả lỏng cơ thể và vùng lưng dưới. Tuỳ vào tình trạng mà bạn chọn các chức năng, liệu trình phù hợp cho đau lưng dưới như massage xoa bóp kết hợp nhiệt làm ấm, chức năng day ấn huyệt và giãn cơ vùng thắt lưng.
- Thường xuyên quan sát và chú ý đến tư thế sinh hoạt hàng ngày trong lúc ngồi, đứng, di chuyển, nằm, ngủ và nhất là những khi tập luyện thể thao, cúi người hay nâng vật nặng để tránh gây chấn thương lên lưng dưới, ảnh hưởng đến cột sống. Nếu phát hiện dấu hiệu cong vẹo cột sống cần điều chỉnh lại tư thế đúng để đưa cột sốt về vị trí thoải mái nhất.
Khi nào nên đi khám bác sĩ vì chứng đau lưng dưới
Đau lưng dưới gây ra những khó khăn và đau nhức trong sinh hoạt hàng ngày, tăng sự uể oải mệt mỏi làm ảnh hưởng đến học tập hay vận động. Thậm chí trong các tình huống bệnh trở nặng còn gây ra tình trạng khó đi đứng, di chuyển, mọi hoạt động bình thường nhất đều trở thành những cơn ác mộng gây stress cho người mắc phải. Nhất định không nên xem thường những cơn đau lưng dưới, cần gặp bác sĩ chuyên môn ngay khi tình trạng này xuất hiện kéo dài hoặc trở nặng, đau dữ dội hơn và lan rộng ra nhiều khu vực khác. Trường hợp khác nếu bị đau lưng dưới và đã áp dụng nhiều phương pháp điều trị cải thiện vẫn không thuyên giảm, đau lưng dưới không rõ nguyên nhân thì đã đến lúc bạn cần thăm khám ở bệnh viện để sử dụng các biện pháp chẩn đoán hiện đại hơn hoặc điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.
Các phương pháp chuẩn đoán nguyên nhân gây đau lưng dưới
Hiện nay để chẩn đoán nguyên nhân gây đau lưng hoặc đau lưng dưới tại các bệnh viện chuyên khoa sẽ có các phương pháp phổ biến sau:
- Xét nghiệm máu: đánh giá tình trạng bệnh trong những trường hợp nghi ngờ đau lưng dưới do nguyên nhân viêm, nhiễm trùng hoặc ung thư do thiếu máu. Một số bệnh lý về thận cũng là nguyên nhân có thể phát hiện bằng xét nghiệm máu.
- Đo mật độ xương: để phát hiện bệnh nhân có phải bị loãng xương gây ra tình trạng đau lưng dưới hay không.
- Đo điện cơ (EMG): Phương pháp này giúp đo xung điện do các dây thần kinh tạo ra, qua đó phát hiện tình trạng chèn ép dây thần kinh do thoát vị đĩa đệm hay hẹp ống sống.
- Chụp X-quang/ Chụp cộng hưởng từ (chụp MRI)/ Chụp CT: nhìn chung tất cả các phương pháp chẩn đoán này đều thực hiện việc chụp xuyên cơ thể bằng nhiều loại công nghệ y khoa khác nhau để phát hiện những bất thường hoặc chấn thương liên quan đến xương khớp, cột sống, thoái hoá & gai cột sống, dây chằng đĩa đệm, hẹp đốt sống hoặc viêm đốt sống dính khớp…
Cuối cùng, điều quan trọng nhất chính là đau lưng luôn ẩn chứa nhiều lời cảnh báo từ vô số bệnh lý khác, thậm chí là những cực kỳ nguy hiểm như ung thư, bại liệt, viêm sỏi thận… nên việc nhìn nhận đúng về sức ảnh hưởng của đau lưng đến sức khoẻ cơ thể là cực kỳ thiết yếu, tất cả chúng ta cần trang bị kiến thức để đề phòng, phát hiện và điều trị sớm nhất có thể.
Tuỳ vào các triệu chứng, thể trạng người bệnh mà bác sĩ sẽ chọn phương pháp chẩn đoán phù hợp để tìm ra nguyên nhân của đau lưng dưới. Sự can thiệp của y học và năng lực chuyên môn của bác sĩ sẽ giúp bạn khắc phục tối đa tình trạng đau lưng dưới bằng các phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn và thích hợp. Càng để lâu trong sự chịu đựng đau lưng dưới càng khiến cuộc sống của bạn luôn đối mặt với những cơn đau ập đến, khó khăn sinh hoạt và dần tiến triển nặng gây ra những di chứng về sau.
Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm thông tin về đau lưng dưới. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết hoặc về ghế massage thì comment ngay phía dưới bài viết này, Buheung sẽ giải đáp ngay. Xem thêm thông tin về ghế massage, tư vấn mua ghế massage và thông tin sức khỏe bổ ích tại blog ghế massage Buheung nhé.
Liên hệ:
Fanpage: Buheung.vn – Ghế Massage chăm sóc sức khỏe số 1 Hàn Quốc
Hotline: 1800 6977
ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT