Gù lưng là chuyện không của riêng ai, bất chấp mọi lứa tuổi và giới tính. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng xấu đến ngoại hình mà còn có những tác động không tốt đến sức khỏe. Nếu bệnh trở nên trầm trọng, bạn sẽ cần phải có sự can thiệp y tế. Mối nguy hại tiềm ẩn của chứng cong lưng không đơn giản như bạn nghĩ. Xem ngay bài viết sau để hiểu và có thêm thông tin cần thiết nhé!
Như thế nào là gù lưng
Gù lưng hay còn gọi là gù cột sống lưng (tên tiếng Anh là Kyphosis) là hiện tượng cột sống cong quá mức về phía trước, gây biến dạng phần lưng trên. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
Ở người lớn tuổi, chứng gù lưng thường xuất hiện do chất lượng xương giảm sút khiến các đốt sống bị xẹp xuống. Ở trẻ sơ sinh hoặc thanh thiếu niên, nguyên nhân chính có xu hướng đến từ sự biến dạng hoặc chèn ép các khớp cột sống theo thời gian.
Hầu hết các trường hợp gù lưng nhẹ đều gây ra những vấn đề nhỏ và không cần điều trị. Bệnh nhân chỉ cần đeo nẹp hoặc tập thể dục để cải thiện tư thế và củng cố cột sống. Tuy nhiên, tình trạng nghiêm trọng sẽ gây đau đớn, biến dạng cấu trúc và thậm chí ảnh hưởng đến hô hấp. Tùy theo mức độ nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để khắc phục nhanh chóng.
Các triệu chứng của gù lưng
Các triệu chứng của bệnh gù lưng thường gặp nhất phải kể đến:
Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của chứng gù lưng mà có các triệu chứng khác nhau. Trong số đó, một số dấu hiệu điển hình bao gồm:
- Vùng lưng trên cao lên bất thường.
- Đau lưng.
- Mệt mỏi.
- Cứng cột sống.
- Các cơ ở sau đùi có cảm giác căng cứng
Trong một số trường hợp, theo thời gian, các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn và có thể dẫn đến:
- Yếu, tê, ngứa ran ở chân.
- Mất cảm giác.
- Thay đổi thói quen đại tiện.
- Hụt hơi.
Các nguyên nhân gù lưng
Bẩm sinh
Được coi là dị tật bẩm sinh khi thai nhi phát triển bất thường, thiếu đốt sống hoặc có sai sót trong quá trình hình thành đốt sống. Nếu một đứa trẻ sinh ra với dị tật này có thể được phát hiện ngay sau khi sinh. Cũng có trường hợp gù cột sống bẩm sinh do các đốt sống không tách rời tạo thành đĩa đệm như bình thường. Trường hợp này chỉ được phát hiện khi trẻ bước vào giai đoạn biết đi.
Do tư thế
Nếu trẻ trong độ tuổi đi học không rèn luyện tư thế ngồi đúng sẽ dễ dẫn đến gù lưng, vẹo cột sống. Cũng có nhiều trường hợp trẻ bị gù lưng sau một chấn thương nặng. Chấn thương gây tác động mạnh đến cột sống, gây gãy xương, xẹp đĩa đệm, biến dạng…
Gù lưng Scheuermann: do bất thường về cấu trúc ở cột sống
Căn bệnh này thường bắt đầu trước tuổi dậy thì và cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra chứng gù lưng. Kết quả là các đốt sống phát triển thành hình nêm hoặc hình tam giác thay vì hình hộp hoặc hình chữ nhật thông thường dẫn đến gù lưng.
Gù cấu trúc
Xương mỏng dễ dẫn đến chứng vẹo cột sống. Do đó, chứng loãng xương xảy ra thường xuyên hơn ở phụ nữ sau mãn kinh, người già và những người sử dụng corticosteroid trong thời gian dài. Một số nguyên nhân khác gây ra gù lưng bao gồm:
- Rối loạn não và tủy sống
- Do mắc bệnh còi xương hoặc lao cột sống,…
- Ở trẻ em, sự phá vỡ cấu trúc mô cột sống gây ra chứng gù lưng
Các nguy cơ gây bệnh gù lưng
Độ tuổi
Tuổi càng về già, hiện tượng cong lưng càng dễ xảy ra. Loại chúng ta thường thấy ở những người trên 70 tuổi là gù lưng toàn bộ, thường là đoạn thắt lưng. Người bệnh có thể bị khom lưng, xương sườn cuối cùng sát vào xương chậu, khiến họ rất mệt mỏi khi đứng hoặc ngồi lâu.
Nhưng nếu người bệnh quá mệt, người bệnh có thể đứng thẳng một lúc vì các đốt sống chưa liền nhau. Đó là hậu quả của việc xương (canxi) bị mất đi quá nhiều ở người lớn tuổi, các đốt sống trở nên xốp, mềm hơn và dễ bị lún, gãy. Khi tình trạng mất xương vượt quá 30% mức bình thường sẽ xảy ra các triệu chứng như đau, gù lưng,…. xuất hiện.
Gen
Gù lưng rất có thể đến từ yếu tố di truyền. Nó có thể được truyền từ cha mẹ sang con cái. Tuy nhiên, tỷ lệ cong lưng do di truyền không quá cao. Điều này chỉ chiếm khoảng 11% trong tổng số các nguyên nhân gây gù lưng khác.
Loãng xương
Loãng xương là một căn bệnh diễn biến âm thầm, nó làm xương yếu đi, tổn thương cấu trúc xương, khiến xương trở nên giòn và dễ gãy, cuối cùng dẫn đến gãy xương. Khoảng 60% trường hợp xẹp cột sống do loãng xương không có biểu hiện lâm sàng. Các triệu chứng thường gặp của bệnh loãng xương là: Đau lưng, giảm chiều cao, gù lưng, gãy xương sau một chấn thương rất nhỏ.
Tác hại của bệnh gù lưng đến sức khỏe
Bệnh gù lưng nặng có thể gây ra những biến chứng đáng lo ngại như sau:
- Hạn chế chức năng vật lý: Tình trạng này sẽ khiến cơ lưng yếu đi và gây khó khăn khi thực hiện các động tác đơn giản như đứng lên hay đi lại. Ngoài ra, độ cong của cột sống còn có thể khiến người bệnh khó nhìn lên, lái xe hoặc gây đau khi nằm.
- Vấn đề về tiêu hóa: Bệnh gù lưng nặng có thể gây chèn ép đường tiêu hóa, dẫn đến nhiều vấn đề đáng lo ngại như trào ngược axit, khó nuốt,…
- Vấn đề về cảm xúc: Bệnh nhân gù lưng thường có xu hướng tự ti do vóc dáng không đạt yêu cầu, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên.
Cách tránh bị gù lưng
Có thể tránh hoàn toàn tình trạng gù cột sống lưng ngay từ đầu bằng một số giải pháp hữu ích sau:
- Áp dụng tư thế đúng, đặc biệt là luôn ngồi thẳng lưng.
- Không mang vật nặng trên lưng.
- Tập thể dục thường xuyên để giữ cho lưng khỏe và linh hoạt. Một số hoạt động hữu ích: bơi lội, đi bộ, chạy bộ, yoga…
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài tập chữa gù lưng để định hình cột sống một cách đáng kể. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2019 về lợi ích của giải pháp này đã cho thấy hiệu quả tích cực như mong đợi. Tác dụng chính là tập trung vào việc tăng cường sức mạnh cho cơ lưng, đặc biệt là vùng xung quanh cột sống.
Vì vậy, thói quen tập thể dục ít nhất 3 đến 4 lần một tuần có thể ngăn ngừa tình trạng gù lưng thường gặp và giúp cải thiện tư thế đúng.
Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm thông tin về gù lưng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết hoặc về ghế massage thì comment ngay phía dưới bài viết này, Buheung sẽ giải đáp ngay. Xem thêm thông tin về ghế massage và thông tin sức khỏe bổ ích tại blog ghế massage Buheung nhé.
Liên hệ:
Fanpage: Buheung.vn – Ghế Massage chăm sóc sức khỏe số 1 Hàn Quốc
Hotline: 1800 6977
ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT