Nguy Hiểm Tiềm Ẩn Của Mất Ngủ Sau Sinh Nên Lưu Ý

Phụ nữ thường bị mất ngủ sau sinh, điều này không chỉ ảnh hướng đến sức khỏe của mẹ và bé. Nếu tình trạng này cứ kéo dài sẽ dẫn đến những nguy hiểm tiềm ẩn khó lường. Vậy người mẹ mất ngủ sau sinh nên lưu ý những gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao ? BUHEUNG mời bạn tham khảo bài viết bên dưới nhé!! 

Nguyên nhân phụ nữ mất ngủ sau sinh con

Người lớn cần ngủ đủ từ 7 – 8 giờ mỗi ngày. Các nghiên cứu chỉ ra rằng các bà mẹ sau sinh trong 6 tuần đầu thường chỉ ngủ khoảng 6 giờ, và một số thậm chí ngủ ít hơn hoặc không thể ngủ được. Nếu tình trạng này kéo dài hơn một tháng, có thể dẫn đến mất ngủ mãn tính.

Nhịp sinh học ngày đêm của trẻ chưa phát triển
Nhịp sinh học ngày đêm của trẻ chưa phát triển

Mất ngủ sau sinh có thể do nhiều lý do khác nhau. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:

Chăm con: Trẻ sơ sinh thường sẽ thức giấc nhiều lần vào ban đêm, đòi sữa và quấy khóc,… Điều này làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ, khiến mẹ phải thức dậy nhiều lần trong đêm và sáng dậy cảm thấy rất mệt mỏi do không ngủ đủ giấc.

Thay đổi nội tiết tố: Sau khi sinh, nồng độ progesterone ở phụ nữ giảm đột ngột. Đây là hormone giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn. Thêm vào đó, melatonin – hormone do tuyến tùng tiết ra vào ban đêm để giúp bạn dễ ngủ – cũng bị suy giảm. Điều này khiến bạn khó đi vào giấc ngủ và không thể ngủ ngon như bình thường.

Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể

Những tổn thương trên cơ thể sau khi sinh: Mất ngủ sau khi sinh có thể bắt nguồn từ những thay đổi vùng chậu sau khi sinh, vết khâu tầng sinh môn hoặc vết mổ khi sinh mổ khiến bạn cảm thấy đau đớn. Điều này làm bạn khó ngủ sâu và ngủ ngon giấc.

Căng thẳng và áp lực: Phụ nữ có thể gặp căng thẳng cả trước và sau khi sinh. Sự căng thẳng sau khi sinh thường xuất phát từ các yếu tố như lo lắng về vai trò mới làm mẹ, không biết cách chăm sóc con tốt nhất, và những mối lo về tài chính (chi phí cho tã, bỉm, áp lực khi không thể đi làm và kiếm tiền,…). Căng thẳng này có thể dẫn đến trầm cảm, với triệu chứng ban đầu thường là mất ngủ.

Cho em bé bú sữa: Trong quá trình mang thai, phụ nữ cần nhu cầu sắt cao hơn bình thường. Bên cạnh đó, quá trình sinh nở bị mất máu làm các bà mẹ bị thiếu sắt. Sắt đóng vai trò quan trọng cho giấc ngủ ngon nên một trong các nguyên nhân gây mất ngủ có thể do thiếu sắt.

Thiếu sắt: Trong thời gian mang thai, nhu cầu sắt của phụ nữ tăng cao hơn bình thường. Thêm vào đó, mất máu trong quá trình sinh nở khiến các bà mẹ bị thiếu sắt. Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giấc ngủ ngon, vì vậy thiếu sắt có thể là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ. 

Biểu hiện của mất ngủ sau sinh nghiêm trọng

Phụ nữ mất ngủ sau sinh là tình trạng mà dù em bé đã ngủ rất ngon, người mẹ vẫn không thể chợp mắt. Ngoài mất ngủ, phụ nữ còn cảm thấy bồn chồn, lo lắng, thao thức, thường xuyên tỉnh giấc để kiểm tra xem con có khóc hay gặp vấn đề gì không.

Giấc ngủ của phụ nữ sau sinh thường rất nông, chỉ cần một tiếng động nhỏ cũng có thể khiến họ thức giấc. Phụ nữ sau sinh bị mất ngủ còn có thể xuất hiện các dấu hiệu của trầm cảm như hay ủ rủ buồn bã, lo lắng quá độ, dễ nổi nóng. 

Mặc dù tình trạng này khá phổ biến, nhưng phụ nữ sau sinh bị mất ngủ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe. Tránh để các vấn đề về giấc ngủ kéo dài, vì điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như cao huyết áp hoặc các vấn đề tinh thần như trầm cảm.

Nguy hiểm tiềm ẩn của mất ngủ sau sinh

Khi phụ nữ sau sinh gặp phải tình trạng khó đi vào giấc ngủ, không thể ngủ, ngủ không sâu hoặc thức dậy sớm và không thể ngủ lại, điều đó có nghĩa là họ đang bị mất ngủ. Nếu không được điều trị kịp thời, mất ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần. 

Uể oải, thiếu sức sống 

Khi bị mất ngủ, cơ thể sẽ mệt mỏi, tinh thần không minh mẫn, dẫn đến kém tập trung trong công việc và học tập. Cơ thể luôn trong tình trạng uể oải, thiếu sức sống do không được nghỉ ngơi đầy đủ sau một ngày dài chăm sóc em bé. 

uể oải, thiếu sức sống
uể oải, thiếu sức sống

Trầm cảm sau sinh 

Về mặt tâm lý, người mẹ thường xuyên cáu kỉnh và căng thẳng dễ bị trầm cảm sau sinh. Ở mức độ nhẹ, mẹ sẽ thường xuyên cảm thấy tiêu cực, dễ xúc động, buồn chán, mất hứng thú chăm sóc con và bản thân. Nặng hơn, người mẹ có thể cảm thấy chán ghét con, có xu hướng hành vi gây hại, ngược đãi trẻ hoặc muốn tự sát và cần điều trị tâm lý chuyên sâu.

Nguy cơ cao dẫn đến mất sữa 

Về khía cạnh sức khỏe, người mẹ dễ bị suy yếu hệ miễn dịch, suy giảm trí nhớ và mắc các bệnh viêm nhiễm, nghiêm trọng hơn mất sữa hoặc tắc sữa. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng sữa, tác động tiêu cực đến khả năng đề kháng, tiêu hóa và sự phát triển thể chất của trẻ. Về lâu dài, mất ngủ sau sinh có thể chuyển thành chứng mất ngủ mãn tính kèm đau nửa đầu, rất khó điều trị.

nguy cơ cao dẫn đến mất sữa
nguy cơ cao dẫn đến mất sữa

Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ 

Khi mẹ mệt mỏi, dễ cáu kỉnh và khó chịu, cơ thể sẽ sản sinh ra các chất độc hại, ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Nếu bé bú phải sữa mẹ mang năng lượng tiêu cực và chứa chất độc, sức đề kháng, hệ tiêu hóa, sự phát triển toàn diện và tâm lý của bé sẽ bị tác động nghiêm trọng. Những trẻ này dễ nhạy cảm, hay quấy khóc và có tâm lý bất ổn hơn.

Cách giảm mất ngủ sau sinh

Trước tiên, phụ nữ mất ngủ có thể áp dụng một số cách sau để khắc phục và cải thiện giấc ngủ của mình.

Tranh thủ ngủ khi bé ngủ:  Thay vì sử dụng thời gian bé ngủ để làm việc, các bà mẹ nên tranh thủ nghỉ ngơi và chợp mắt cùng lúc với con.

Ngủ sớm hơn: Sau khi sinh, các bà mẹ có thể đi ngủ sớm hơn bình thường trong vài tuần đầu để nhanh chóng phục hồi sức khỏe và không ảnh hưởng đến giấc ngủ. Nếu vẫn khó ngủ, có thể tắm nước ấm, uống trà thảo mộc ấm, hoặc đọc sách nhẹ nhàng để dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Chia sẽ việc chăm em bé: Khi bé dậy vào buổi sáng, phụ nữ nên nhờ chồng kiểm tra tã để có thể ngủ thêm. Với trẻ bú bình, mẹ hoặc bất kỳ ai cũng có thể cho bé bú, vì vậy hãy phân chia nhiệm vụ này cho chồng hoặc người thân,  người giúp việc để có thời gian làm việc khác hoặc nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt.

Tìm hiểu cách chăm sóc trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh thường bú và ngủ mỗi 2-3 giờ trong những tuần đầu tiên, khiến các bà mẹ thường phải thức dậy nhiều lần vào ban đêm, dẫn đến mất ngủ. Tuy nhiên, khi trẻ lớn hơn, khoảng thời gian giữa các lần bú và ngủ sẽ kéo dài hơn, giúp trẻ ít thức dậy vào ban đêm hơn. Hiểu biết về trẻ sơ sinh sẽ giúp bố mẹ sắp xếp công việc hàng ngày và lên kế hoạch nghỉ ngơi hợp lý, không ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Giữ tinh thần thoải mái và tránh căng thẳng: Thường xuyên lo âu và căng thẳng sau sinh là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, cần giảm bớt tình trạng này để bảo vệ giấc ngủ và sức khỏe. Đi dạo, thực hành thiền định hoặc nghe nhạc êm dịu là những phương pháp giúp dễ ngủ hơn và có giấc ngủ sâu hơn.

Hạn chế uống nhiều cà phê vào ban ngày: Nhiều phụ nữ sau khi sinh có thói quen uống cà phê vào buổi sáng, nhưng điều này có thể dẫn đến mất ngủ vào ban đêm. Do đó, cần hạn chế tiêu thụ cà phê hoặc giảm dần lượng caffeine cho đến khi có thể bỏ hoàn toàn, để không ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ.

Hạn chế tối đa dùng các thiết bị điện tử trước khi ngủ: Sử dụng điện thoại, làm việc trên máy tính hoặc xem tivi trước khi đi ngủ có thể kích thích não bộ và dẫn đến mất ngủ ở phụ nữ sau sinh. Hơn nữa, ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử cũng làm giảm melatonin, một chất gây buồn ngủ, khiến việc đi vào giấc ngủ trở nên khó khăn.

Thực hiện vài bài tập thư giãn cơ và hít thở sâu: Thử một số bài tập giãn cơ và hít thở sâu để giúp cơ thể nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.

Mất ngủ sau sinh nên uống gì ? 

Một số loại đồ uống có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, rất thích hợp cho phụ nữ bị mất ngủ sau sinh. Nếu thường xuyên gặp tình trạng trằn trọc, khó ngủ vào ban đêm, bạn có thể thử các thức uống sau:

Trà hoa cúc 

Theo nhiều nghiên cứu, uống trà hoa cúc thường xuyên có thể nâng cao chất lượng giấc ngủ. Apigenin, một chất chống oxy hóa có trong trà hoa cúc, giúp giải tỏa căng thẳng và lo âu, giúp người bệnh dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn. Loại trà này nhẹ nhàng và an toàn cho những người bị mất ngủ.

trà hoa cúc
trà hoa cúc

Trà gừng 

Nên uống gì để dễ ngủ hơn? Hãy thử pha một ly trà gừng, vì gừng có tính ấm và nóng. Một cốc nước gừng ấm sẽ giúp cơ thể thư giãn, hỗ trợ tiêu hóa vào ban đêm, từ đó giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Nguy Hiểm Tiềm Ẩn Của Mất Ngủ Sau Sinh Nên Lưu Ý 1

Trà bạc hà 

Menthol trong lá bạc hà có tác dụng giãn cơ, giảm đau đầu, tăng cường lưu thông máu và giúp ngủ ngon hơn. Cách pha trà bạc hà rất đơn giản: chỉ cần rửa sạch một nhúm lá bạc hà tươi hoặc khô, sau đó hãm với nước sôi trong 10 phút. Uống trà khi còn ấm và trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tối ưu.

Sữa hạnh nhân 

Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên uống gì khi mất ngủ, hãy thử một ly sữa hạnh nhân. Loại sữa này chứa magie, một khoáng chất thiết yếu giúp cải thiện giấc ngủ. Trong 237ml sữa hạnh nhân có gần 17mg magie, nên đây là lựa chọn tuyệt vời cho người bị mất ngủ. Bên cạnh đó, sữa hạnh nhân còn cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.

Một ly sữa ấm trước giờ ngủ 

Theo các chuyên gia khuyến cáo, những người mất ngủ nên uống một ly sữa ấm vào buổi tối vì sữa chứa nhiều Tryptophan. Khi cơ thể hấp thụ Tryptophan, nó sẽ chuyển hóa thành hormone melatonin tự nhiên, giúp ngăn chặn tình trạng rối loạn giấc ngủ.

Sinh tố chuối 

Bạn có thể thêm sinh tố chuối vào chế độ ăn uống dành cho người mất ngủ. Magie và kali có trong loại thức uống này giúp cơ thể thư giãn, giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Sinh tố chuối cũng là một món ăn vặt lành mạnh vào ban đêm, nên bạn có thể yên tâm sử dụng.

Ngoài việc sử dụng các loại thức uống giúp dễ ngủ còn có những phương pháp khác điều trị chứng mất ngủ sau sinh mà những người mẹ vừa mới sinh có thể tham khảo. 

Liệu pháp nhận thức hành vi 

Liệu pháp nhận thức hành vi là một phương pháp khắc phục hiệu quả chứng mất ngủ sau sinh. Phương pháp này dạy bạn cách đối phó với các nguyên nhân gây mất ngủ, chẳng hạn như giảm stress bằng cách thư giản

liệu pháp hành vi nhận thức
liệu pháp hành vi nhận thức

Giáo dục về giấc ngủ: Ghi lại nhật ký giấc ngủ để giúp bạn thiết lập thời gian ngủ một cách hợp lý. 

Vệ sinh giấc ngủ: Tạo một môi trường ngủ thoải mái, yên tĩnh với nhiệt độ và ánh sáng phù hợp. Thời gian ăn uống và tập thể dục cũng đóng vai trò quan trọng. 

Thư giãn: Kiểm soát nhịp thở, thiền và yoga giúp thư giãn trước khi đi ngủ, dễ dàng vào giấc ngủ hơn.

Kiểm soát kích thích: Chỉ sử dụng giường để ngủ và quan hệ vợ chồng, ra khỏi giường nếu bạn khó ngủ, và đặt báo thức vào cùng một giờ mỗi ngày.

Sử dụng thuốc an thần 

Thuốc an thần (như Benzodiazepine) và thuốc chống trầm cảm có thể được kê đơn khi bạn bị mất ngủ do chúng có tác dụng gây buồn ngủ. Thuốc kháng histamin cũng có thể được sử dụng. Tuy nhiên, các loại thuốc này đều có tác dụng phụ. Vì vậy, chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và hiểu rõ về các tác dụng phụ, đặc biệt khi bạn đang cho con bú.

Phụ nữ sau sinh ngủ hay giật mình?

Phụ nữ sau sinh hay bị giật mình, thức dậy giữa đêm bởi những yếu tố đã được nêu phía bên trên do đó chứng mất ngủ sau sinh khá phổ biến đối với các bà mẹ mới sinh và họ có thể gặp vấn đề về giấc ngủ ngay cả trước khi bé ra đời.

Việc thích nghi với những thay đổi lớn về sức khỏe và tâm lý của người mẹ sau khi sinh con có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro. Sự xuất hiện của một em bé sơ sinh trong cuộc sống cũng có thể là nguyên nhân khiến người mẹ khó ngủ trong thời kỳ hậu sản.

Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm thông tin về nguy hiểm tiềm ẩn mất ngủ sau sinh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết hoặc về ghế massage thì comment ngay phía dưới bài viết này, Buheung sẽ giải đáp ngay. Xem thêm thông tin về ghế massage và thông tin sức khỏe bổ ích tại blog ghế massage Buheung nhé.

Liên hệ:
Fanpage: Buheung.vn – Ghế Massage chăm sóc sức khỏe số 1 Hàn Quốc
Hotline: 1800 6977

<