Đau nhức chân tay là tình trạng mà ai cũng từng mắc phải, nó khiến cho chúng ta luôn trong trạng thái khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nhiều người lo lắng liệu việc đau nhức chân tay xảy ra thường xuyên có nguy hiểm gì không?. Cùng Gymaster tìm hiểu các dấu hiệu chi tiết hơn để tìm ra cách chữa trị nhức mỏi chân tay hợp lý nhé!
Triệu Chứng nhức mỏi tay chân thường gặp
Triệu chứng nhức mỏi chân tay có thể xảy ra ở tất cả các lứa tuổi, phổ biến nhất là những người lười vận động, ít hoạt động tay chân, người trung niên và cao tuổi hoặc người mắc các bệnh lý về xương khớp. Dấu hiệu nhức mỏi tay chân thường gặp: cảm thấy tay chân nặng nề, đau nhức khắp tay chân, cơ bắp tay chân, nhức mỏi tay chân về đêm,…Đau nhức chân tay kéo dài, gây ra các cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội khiến người bệnh khó chịu, lười vận động, lười ăn, mất ngủ, suy nhược cơ thể…điều đó ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.
Triệu chứng nhức mỏi tay chân đi từ nhẹ đến nặng, khiến cho người bị chủ quan dẫn tới mức độ tăng dần và dữ dội hơn, chỉ từ việc tê nhẹ tay chân nhưng có thể dẫn đến mất cảm giác hoặc tê liệt.
- Giai đoạn đầu các đầu ngón tay, ngón chân bị tê, và mức độ tê chỉ nhẹ. Người bệnh thường bỏ qua triệu chứng đó. Theo thời gian mức độ tê mỏi chân tay tăng dần theo thời gian.
- Cơn đau từ ngón tay, ngón chân lan ra các cánh tay, bàn tay. Người bệnh lúc nào cũng trong trạng thái nhức mỏi tay chân, nhức mỏi cơ bắp, mất cảm giác và tê buốt. Thường cơn đau nhức chân tay xuất hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc buổi sáng khi vừa thức dậy.
- Nhức mỏi tay chân đến giai đoạn cứng khớp, khó cử động hoặc dẫn đến tê liệt. Ảnh hưởng nặng đến sinh hoạt mỗi ngày.
Xem chi tiết: Nhức Mỏi Bắp Chân Về Đêm Nguy Hiểm Không: Dấu Hiệu, 8 Nguyên Nhân, Cách Giảm Nhức Mỏi
Nguyên nhân có thể gây nhức mỏi tay chân

Theo các chuyên gia y tế, nhức mỏi chân tay có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh. Cụ thể là các bệnh lý sau đây:
Các bệnh lý liên quan đến xương khớp
- Loãng xương: Cơ thế thiếu hụt canxi, vitamin D và các khoáng chất cần thiết dẫn đến việc cơ bắp, xương suy yếu, thể lực suy nhược, chân tay mệt mỏi rã rời.
- Chấn thương xương khớp: Do tai nạn, do chơi thể thao,..cũng khiến tay chân nhức mỏi.
- Viêm/thoái hoá xương khớp: Nhức mỏi tay chân cũng là một trong triệu chứng của viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm,…Các bệnh lý này gây đau hoặc chèn ép dây thần kinh khiến bệnh nhân cảm thấy nhức mỏi tay chân.
Các bệnh liên quan tới chuyển hoá và tiêu hoá
- Các bệnh như tiểu đường, thừa cân, béo phì, bệnh gout,.. cũng là tác nhân gây nên triệu chứng nhức mỏi tay chân. Các bệnh trên tác động đến thần kinh, mạch máu, xương, khớp nên bạn cần tìm hiểu và xét nghiệm xem mình có đang bị đau tay chân do các bệnh trên không.
- Các bệnh như viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa, bệnh đại tràng,…gây cản trở quá trình hấp thu canxi và các khoáng chất khác dẫn đến loãng xương, yếu xương và gây nhức mỏi xương khớp
Các bệnh về thần kinh – tim mạch
- Các bệnh lý về thần kinh và tim mạch như suy giãn tĩnh mạch chân, xơ vữa động mạch, thiếu máu não, bệnh lý thần kinh ngoại biên…nguyên nhân là do tĩnh mạch chèn ép các sợi thần kinh khiến cho lượng máu nuôi dưỡng cơ, khớp bị giảm làm nhức mỏi tay chân.
- Căng thẳng, áp lực, mệt mỏi, các vấn đề về tâm lý như ám ảnh, ảo tưởng ảnh hưởng đến đời sống tinh thần khiến chất lượng cuộc sống đi xuống dẫn đến mất ngủ, biếng ăn gây tác hại lên toàn bộ cơ thể nói chung và cơ xương khớp nói riêng.
Các nguyên nhân khác
- Mất cân bằng điện giải: Các chất điện giải gồm khoáng chất như kali, canxi, natri, magie,…có vai trò cân bằng lượng nước, tác động lên các tế bào, cơ bắp, xương, khớp, thần kinh. Mất cân bằng điện giải xảy ra khi cơ thể bị mất nước hoặc có quá nhiều nước dư sẽ làm cho bạn nhức mỏi tay chân, chuột rút, yếu hoặc tê cơ.
- Sử dụng thuốc kháng sinh liều cao: Nhiều tác dụng phụ của việc lạm dụng kháng sinh, trong đó có nhức mỏi cơ thể, biếng ăn, cảm giác uể oải,…từ đó cơ thể thiếu chất, suy nhược dẫn đến nhức mỏi toàn thân.
- Thời tiết thay đổi thất thường: Thời tiết thay đổi làm dịch khớp thay đổi dẫn đến tình trạng viêm, sưng khớp. Hoặc thời tiết lạnh dễ bị cảm lạnh do virus tấn công, từ việc cơ thể bị nhiễm virus khiến cho suy nhược gây nhức mỏi toàn thân, tay chân.
- Thói quen sống và làm việc: Thói quen sống ít vận động hoặc vận động lặp đi lặp lại một động tác làm mất cân bằng hệ thống cơ bắp, tạo áp lực lớn và liên tục lên các khớp và dây thần kinh. Tinh thần sống nhiều áp lực và stress làm rối loạn quá trình não bộ truyền tín hiệu thần kinh tới cơ, tăng áp lực lên các mạch máu dẫn tới căng cơ, đau nhức.
- Sử dụng các thực phẩm chất lượng: Bổ sung nhiều thực phẩm chứa acid béo omega-3, vitamin A, C, E để nuôi dưỡng và giúp tái tạo mô sụn tại các khớp. Nâng cao sức khỏe tổng thể bằng cách tuân thủ một chế độ dinh dưỡng lành mạnh kết hợp với ngủ đủ giấc.
Cách giảm nhức mỏi tay chân tại nhà nhanh chóng
- Chườm ấm: Nước, đặc biệt là nước ấm làm dịu đi các cơn đau nhức, bạn có thể ngâm tay chân bằng nước ấm, chường ấm kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng, bấm huyệt sẽ giúp tăng cường lưu thông máu và mang lại sự thư giãn. Nước cũng giúp cơ thể được cung cấp đủ nước và các khoáng chất.
- Tập những thói quen tốt: Massage tay, chân trước khi đi ngủ sẽ giúp máu được lưu thông tốt hơn, giảm các cơn đau ở cơ bắp. Hoặc thực hành những động tác yoga để điều hoà khí huyết, giúp tinh thần cải thiện. Thường xuyên tập thể dục, vận động tuỳ theo thể trạng cơ thể, không nên tập quá sức hoặc lao động quá sức. Sử dụng các ghế ngồi hợp lý như các ghế công thái học, ghế đạt tiêu chuẩn. Thư giãn cơ thể sau mỗi 60 phút làm việc, chuyển động tay chân liên tục trong lúc làm việc.
- Sử dụng các thiết bị hỗ trợ massage: Một số thiết bị massage, ghế massage có thể giúp bạn giảm tình trạng đau nhức khó chịu ngoài ra còn có tác dụng thư giãn, giúp điều hoà lưu thông máu huyết.
- Sử dụng các thuốc giảm đau nhức: Sử dụng các loại thuốc xoa bóp, uống để làm giảm các cơn đau mỏi chân tay không cần sự chỉ định của bác sĩ như Ibuprofen, Naproxen,…nếu bạn chỉ ở trong tình trạng đau nhức tức thời, nếu đau thường xuyên cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và sử dụng thuốc theo sự chỉ định.
Sản phẩm được đánh giá cao hiện nay: Review Máy Massage Chân Buheung MK 416 Nhập Khẩu Hàn Quốc
Khi nào nên đi khám bác sĩ vì chứng nhức mỏi tay chân
Nếu sau khi áp dụng các phương pháp trên mà cơn đau nhức tay chân vẫn không giảm hoặc xuất hiện các triệu chứng dưới đây, người bệnh nên ngay lập tức đến bệnh viện:
- Sưng cả hai chân hoặc vùng tay
- Các cơn đau ở chân tay tiếp tục trở nên dữ dội hơn hoặc kéo dài.
- Bạn không thể đi bộ hoặc vận động chân tay.
- Đau chân kèm theo sốt, khó thở, phù cả hai chân.
- Da chân nhợt nhạt và cảm thấy mát khi chạm vào.
- Bạn bị chấn thương ở chân tay kèm theo các âm thanh lạ khi đi lại, vận động.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quát về các dấu hiệu của bệnh lý xương khớp – đau nhức tay chân từ nhẹ đến nặng. Hãy nhìn vào cơ thể mình, đừng chủ quan bỏ qua bất kì yếu tố nào để ảnh hưởng lâu dài về sức khỏe. Nếu có hãy nhanh chóng điều trị sớm và đúng cách để cải thiện chất lượng cuộc sống.
Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm thông tin về nhức mỏi tay chân. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết hoặc về ghế massage thì comment ngay phía dưới bài viết này, Buheung sẽ giải đáp ngay. Xem thêm thông tin về ghế massage và thông tin sức khỏe bổ ích tại blog ghế massage Buheung nhé.
Liên hệ:
Fanpage: Buheung.vn – Ghế Massage chăm sóc sức khỏe số 1 Hàn Quốc
Hotline: 1800 6977
ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT