Tim Đập Nhanh Hồi Hộp Khó Ngủ Là Bệnh Gì?

Tim đập nhanh hồi hộp khó ngủ  không phải tình trạng xuất hiện phổ biến tuy nhiên nó mang lại cảm giác khó chịu, làm cho bạn lo lắng về tình trạng sức khỏe của bản thân. Vậy tim đập nhanh hồi hộp khó ngủ là bệnh gì? Chuẩn đón ra sao? Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp qua bài viết bên dưới. 

Các biểu hiện của tim đập nhanh hồi hộp khó ngủ

Giấc ngủ và tim mạch có mối quan hệ chặt chẽ, tương tác qua lại, và khi một trong hai yếu tố này bị gián đoạn sẽ ảnh hưởng đến yếu tố kia. Nghiên cứu cho thấy những người gặp vấn đề về giấc ngủ thường kèm theo triệu chứng rối loạn nhịp tim.

các biểu hiện của tim đập nhanh khó ngủ
các biểu hiện của tim đập nhanh khó ngủ

Khi mất ngủ, khó ngủ hoặc giấc ngủ không sâu, mọi cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả tim, đều bị rối loạn chức năng. Thiếu ngủ làm não bộ thiếu oxy và dưỡng chất, giảm hiệu quả của hệ thần kinh tự chủ. Điều này gây ra căng thẳng, khiến tim đập nhanh hơn, dẫn đến tức ngực, khó thở và làm việc đi vào giấc ngủ càng trở nên khó khăn, thậm chí có thể thức trắng đêm. Biểu hiện phổ biến là:

  • Nhịp tim tăng nhanh: Bạn có thể cảm nhận được nhịp tim đập nhanh hơn bình thường, thậm chí có thể nghe thấy nhịp tim đập mạnh trong ngực hoặc cổ họng.
  • Lo âu: Cảm giác lo lắng, bồn chồn không rõ nguyên nhân. Bạn có thể cảm thấy căng thẳng về những vấn đề nhỏ hoặc không xác định được lý do.
  • Mất ngủ: Khó khăn khi cố gắng đi vào giấc ngủ, thường xuyên thức dậy vào ban đêm hoặc không thể duy trì giấc ngủ sâu.
  • Ra mồ hôi nhiều: Đổ mồ hôi nhiều, ngay cả khi không vận động mạnh hoặc không ở trong môi trường nóng.
  • Khó thở: Cảm giác như thiếu không khí, phải thở nhanh hoặc gấp.
  • Mệt mỏi: Cơ thể cảm thấy yếu, thiếu năng lượng hoặc dễ mệt mỏi hơn bình thường.
  • Đau tức ngực: Cảm giác đau hoặc khó chịu ở vùng ngực, có thể kèm theo cảm giác thắt chặt.
  • Choáng váng: Cảm thấy chóng mặt hoặc hoa mắt, đặc biệt khi đứng lên hoặc di chuyển đột ngột.

Nếu bạn thường xuyên gặp phải các triệu chứng này, nên tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân của tim đập nhanh hồi hộp khó ngủ

Thường bắt nguồn từ các nguyên nhân bên ngoài, xuất hiện đều đặn trong cuộc sống hàng ngày:

Áp lực căng thẳng, stress

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, căng thẳng, stress và những biến đổi cảm xúc như xúc động mạnh, trải qua cảnh sợ hãi hoặc cú sốc tâm lý có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến não bộ, dẫn đến mất ngủ và nhịp tim tăng đột ngột.

Sử dụng quá nhiều chất kích thích 

Nhịp sống hiện đại ngày càng nhanh và hối hả khiến con người dễ tìm đến các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá, và thậm chí cả thuốc lắc, ma túy… để giảm căng thẳng. Những chất kích thích thường bị lạm dụng bao gồm caffein, cocaine, nicotine… hoặc các thành phần trong thuốc an thần chống trầm cảm (như rohypnol, seduxen, imenoctal…).

sử dụng quá nhiều chất kích thích
sử dụng quá nhiều chất kích thích

Việc sử dụng các chất kích thích trong thời gian dài gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, đặc biệt là dẫn đến mất ngủ, khiến người dùng dù rất mệt mỏi và buồn ngủ nhưng không thể chợp mắt. Ngoài ra, những chất này còn ảnh hưởng đến chức năng của tim và gan, gây ra nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim và tăng huyết áp. Người bệnh có thể cảm thấy hồi hộp, mệt mỏi, tay chân run rẩy, tức ngực và khó thở.

Ăn uống thiếu khoa học

Chế độ ăn uống hàng ngày tác động đáng kể đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe tim mạch. Thói quen ăn uống thiếu kiểm soát và thường xuyên tiêu thụ các loại “thực phẩm rác”, thiếu dinh dưỡng, chính là nguyên nhân chính gây mất ngủ và nhịp tim nhanh vào ban đêm.

Thực phẩm và đồ uống chứa nhiều đường: Khi cơ thể tiêu thụ quá nhiều đường, cơ thể sẽ sản sinh nhiều adrenalin và insulin. Những chất này làm tăng nhịp tim, gây cảm giác tức ngực, khó thở, đánh trống ngực liên tục, dẫn đến mất ngủ và giấc ngủ không sâu.

Thực phẩm có hàm lượng muối cao: Ăn quá mặn làm tăng nguy cơ rung nhĩ, rối loạn nhịp tim và khiến tim đập nhanh hơn. Ngoài ra, tiêu thụ nhiều muối buộc thận phải làm việc nhiều hơn để lọc máu, tăng tần suất đi tiểu ban đêm, gây mất ngủ và khó ngủ.

Thực phẩm đóng hộp: Rau củ quả, thịt cá, súp hay thịt nguội đóng hộp mặc dù tiện lợi và dễ ăn, nhưng lại chứa nhiều gia vị, đặc biệt là muối. Chúng làm tăng huyết áp, giảm lượng oxy đến tim, gây rối loạn nhịp tim, kích thích tim đập nhanh hơn và có thể gây mất ngủ nếu ăn vào bữa tối. Ngoài ra, hàm lượng chất bảo quản cao trong các sản phẩm đóng hộp cũng rất có hại cho sức khỏe tổng thể, đặc biệt là sức khỏe tim mạch và chất lượng giấc ngủ.

Tập thể dục quá sức trước giờ khi ngủ

Tập thể dục hoặc vận động thể chất quá mức và gần giờ đi ngủ khiến cơ thể ở trong trạng thái kích thích, làm cho hệ thần kinh bị ảnh hưởng. Thêm vào đó, sự mệt mỏi quá độ sau khi tập luyện khiến não bộ không sản xuất đủ hormone melatonin gây buồn ngủ. Khi đó, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu, tim đập nhanh, cảm thấy mệt mỏi và thở gấp.

tập thể dục quá sức trước giờ đi ngủ
tập thể dục quá sức trước giờ đi ngủ

Các chuẩn đoán thường gặp về tim đập nhanh hồi hộp khó ngủ

Tìm đập nhanh hồi hộp khó ngủ xuất hiện trong thời gian dài, có khuynh hướng ngày càng nặng hơn, có thể được chuẩn đoán là dấu hiệu của một số bệnh lý sau: 

Rối loạn tinh thần, trầm cảm 

Đây là hai tình trạng tâm lý phổ biến nhất gây mất ngủ và tim đập nhanh. Những cảm xúc như sợ hãi, lo lắng và căng thẳng kích thích mạnh mẽ não bộ, gây tổn thương mạch máu và ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tim mạch. Nhiều trường hợp bị trầm cảm hoặc rối loạn lo âu khiến người bệnh mệt mỏi, đầu óc mơ màng, tay chân run rẩy, khó thở, đánh trống ngực liên tục và giấc ngủ không sâu.

trầm cảm
trầm cảm

Huyết áp thấp 

Đây là tình trạng khi chỉ số huyết áp trong cơ thể thấp hơn mức bình thường và xảy ra do lượng máu cung cấp không đủ để thực hiện các hoạt động hàng ngày. Lúc này, tim phải tăng tần suất hoạt động để bơm máu khắp cơ thể. Việc hoạt động quá sức liên tục khiến tim suy yếu, cơ thể mệt mỏi và gây mất ngủ kèm theo rối loạn nhịp tim.

Tụt đường huyết 

Những người thường xuyên bỏ bữa, ăn uống không hợp lý hoặc tham gia các hoạt động thể chất quá mức rất dễ bị hạ đường huyết. Đây là tình trạng nồng độ đường trong máu thấp dưới 3.9 mmol/l (< 70mg/dl), dẫn đến thiếu hụt glucose.

Tụt đường huyết
Tụt đường huyết

Kết quả là phát sinh nhiều rối loạn trong cơ thể, bao gồm rối loạn giấc ngủ và nhịp tim, dẫn đến mất ngủ và tim đập nhanh liên tục. Đồng thời, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng như cơ thể bủn rủn, tay chân run rẩy, hoa mắt, chóng mặt, khó ngủ và giấc ngủ không sâu.

Hậu quả từ các bệnh lý tim mạch 

Tình trạng mất ngủ và nhịp tim tăng bất thường kéo dài là dấu hiệu cảnh báo sự suy yếu của tim, có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý sau:

  • Rối loạn nhịp tim: Đây là tình trạng bất thường trong quá trình truyền tín hiệu điện và phát nhịp trong tim. Khi đó, tim mất khả năng tự điều chỉnh và nhịp tim có thể tăng lên đến 200 – 300 nhịp/phút. Các dạng rối loạn nhịp tim thường gặp bao gồm rung nhĩ, nhịp nhanh xoang và nhịp nhanh thất.
  • Rối loạn thần kinh: Là một phần quan trọng của hệ thần kinh tự chủ, giúp điều chỉnh nhịp tim. Khi hệ thống này gặp vấn đề, người bệnh sẽ cảm thấy hồi hộp, khó thở và mất ngủ do tim đập nhanh liên tục.
  • Huyết áp tăng: Tăng huyết áp cũng được coi là một trong những bệnh lý tim mạch phổ biến. Khi chỉ số huyết áp quá cao, cơ tim phải tăng sức co bóp để chống lại lực cản trong lòng mạch. Sau một thời gian, cấu trúc cơ tim dần thay đổi, trở nên dày hơn và ảnh hưởng đến quá trình dẫn truyền xung điện trong tim, gây ra mất ngủ và nhịp tim nhanh.
  • Nhồi máu cơ tim: Sau những cơn nhồi máu cơ tim, các vết sẹo hình thành trên cơ tim có thể gây gián đoạn các dây dẫn xung điện kiểm soát nhịp tim. Trường hợp người bệnh được cấp cứu kịp thời và sống sót qua cơn nhồi máu sẽ có biểu hiện đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, khó thở và khó ngủ.
  • Một số bệnh lý khác: Hở van tim, bệnh động mạch vành, bệnh cơ tim phì đại,… cũng có thể gây ra nhịp tim đập nhanh hồi hộp khó ngủ trong thời gian dài. 

Cách khắc phục tim đập nhanh hồi hộp khó ngủ

Để khắc phục tim đập nhanh hồi hộp khó ngủ, mỗi trường hợp sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định phương pháp điều trị phù hợp sau khi đã thăm khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Nguyên tắc chính trong điều trị tình trạng này là nhanh chóng cải thiện chất lượng giấc ngủ và ổn định nhịp tim.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến được áp dụng trong các phác đồ hiện đại.

Giữ tinh thần thư giãn, tránh căng thẳng 

Đối với những người mất ngủ và tim đập nhanh do các vấn đề tâm lý hoặc chỉ đơn giản là căng thẳng, lo lắng, nên áp dụng các kỹ thuật thư giãn phù hợp. Khi tinh thần được thoải mái, cả giấc ngủ và nhịp tim sẽ nhanh chóng được cải thiện.

Khi cảm thấy hồi hộp đột ngột, hãy tập hít thở sâu 5 lần liên tục, thực hiện trong khoảng 1 – 2 giờ trước khi ngủ sẽ giúp cải thiện tâm trạng hiệu quả hơn. Thiền định từ 15 – 20 phút trước khi đi ngủ giúp giải phóng năng lượng tiêu cực, thư giãn tinh thần và ổn định nhịp tim.

Chia sẻ tình trạng bệnh lý của mình với người thân để nhận được sự thông cảm và tìm ra giải pháp cho các vấn đề khó khăn, gỡ bỏ những khúc mắc tâm lý. 

Tạo thói quen giải trí lành mạnh để thư giãn tốt hơn như nghe nhạc, xem phim, du lịch, chơi đùa với thú cưng hoặc viết nhật ký để giải tỏa những điều tiêu cực trong cuộc sống.

Cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi, không mang công việc về nhà hoặc thức suốt đêm để làm việc.

Ăn uống lành mạnh, đủ chất 

Chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng là phương pháp đơn giản và hiệu quả để cải thiện chất lượng giấc ngủ và ổn định nhịp tim. Thực đơn hàng ngày cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết và cân đối về hàm lượng. Đặc biệt, nên ưu tiên các loại thực phẩm giàu vi khoáng chất ion như:

Nhóm thực phẩm giàu canxi như bột yến mạch, sữa, các sản phẩm từ sữa, đậu hũ, hạnh nhân…; 

Nhóm thực phẩm chứa nhiều kali như sữa, bánh mì, chuối, táo, cam…; 

Nhóm thực phẩm chứa nhiều magie như các loại đậu, hạt, ngũ cốc…;

Nhóm thực phẩm chứa nhiều natri như các sản phẩm từ sữa, thịt, cá, bánh mì…;

Để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên tránh xa các loại thực phẩm không có lợi cho sức khỏe như thức ăn quá mặn, quá ngọt, nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp, nước uống có gas, cà phê, rượu bia, thuốc lá…

ăn uống lành mạnh đủ chất
ăn uống lành mạnh đủ chất

Uống đủ nước 

Nước có vai trò thiết yếu trong việc duy trì các hoạt động sống của cơ thể. Khi thiếu nước, cơ thể trở nên mệt mỏi, thiếu sức sống, mất cân bằng điện giải, dẫn đến mất ngủ, hồi hộp và tim đập nhanh. Vì vậy, để cải thiện và ngăn ngừa tình trạng mất ngủ kèm tim đập nhanh, cần bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể.

Các chuyên gia khuyên bạn nên uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, tương đương với 5 – 7 ly nước. Bên cạnh nước lọc, bạn có thể bổ sung các loại nước ép trái cây, sữa hạt, và nước thảo dược để đáp ứng đầy đủ nhu cầu nước của cơ thể.

uống đủ nước
uống đủ nước

Tập thể dục với tần suất phù hợp

Tập thể dục quá mức hoặc không vận động khiến cơ thể suy yếu, tim phải làm việc nhiều hơn, dễ dẫn đến suy nhược, tim đập nhanh và mất ngủ. Vì vậy, tốt nhất là duy trì tập luyện điều độ với tần suất hợp lý, chọn các bài tập nhẹ nhàng và phù hợp với thể trạng sức khỏe của bạn.

Hãy chọn những bộ môn thể dục nhẹ nhàng như yoga, thái cực quyền, dưỡng sinh, đi bộ, chạy bộ, đạp xe hoặc bơi lội. Đây là những bộ môn vừa nhẹ nhàng vừa hiệu quả. Mỗi ngày, hãy dành ít nhất 20 – 30 phút để tập luyện. Kiên trì trong thời gian dài sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm dần tình trạng tim đập nhanh và hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như tạo huyết khối và đột quỵ. 

Khi nào tim đập nhanh hồi hộp khó ngủ cần đi khám

Tim đập nhanh hồi hộp khó ngủ ít khi xảy ra ở người trưởng thành khỏe mạnh. Tuy nhiên, tình trạng này thường gặp ở những người thường xuyên lo lắng, căng thẳng quá mức, hoặc sử dụng chất kích thích trước khi đi ngủ. Ngoài ra, nhịp tim nhanh khi ngủ cũng có thể là dấu hiệu của một số rối loạn nhịp nghiêm trọng.

Do đó, nếu thường xuyên gặp tình trạng này, hoặc nhịp tim nhanh kèm các triệu chứng khác như đau ngực, hụt hơi, khó thở…, bạn nên đi khám chuyên khoa để được bác sĩ  thăm khám và tư vấn kỹ lưỡng.

Ngủ dậy tim đập nhanh hồi hộp là gì?

Ngủ dậy tim tập nhanh là một hiện tượng thường gặp và thường không đáng lo ngại. Các nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này bao gồm kích thích hệ thần kinh tự chủ, biến đổi hormone, tác động từ việc tập thể dục và giảm oxy hóa. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy nhịp tim luôn tăng cao sau khi thức dậy và kéo dài trong thời gian dài, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm tra sức 

Ngủ dậy tim đập nhanh hồi hộp có nguy hiểm không?

Mất ngủ dẫn đến tim đập nhanh, và ngược lại, tim đập nhanh làm khó ngủ. Nếu tình trạng này kéo dài mà không được cải thiện, nó có thể gây ra nhiều rối loạn giấc ngủ mãn tính, khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng, giảm trí nhớ và sự tập trung, ảnh hưởng đến chất lượng công việc và học tập hàng ngày.

Hơn nữa, bỏ qua các triệu chứng như nhịp tim không đều, đổ mồ hôi, tức ngực, khó thở trong lúc ngủ có thể là dấu hiệu cảnh báo các biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng như suy tim, đột quỵ. Vì vậy, không nên chủ quan khi bị mất ngủ kèm tim đập nhanh. Tốt nhất là nên thăm khám sớm để tìm cách điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm thông tin về tình trạng tim đập nhanh, hồi hộp và khó ngủ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết hoặc về ghế massage thì comment ngay phía dưới bài viết này, Buheung sẽ giải đáp ngay. Xem thêm thông tin về ghế massage và thông tin sức khỏe bổ ích tại blog ghế massage Buheung nhé.

Liên hệ:
Fanpage: Buheung.vn – Ghế Massage chăm sóc sức khỏe số 1 Hàn Quốc
Hotline: 1800 6977

<