Mất ngủ có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau, đặc biệt ở người trưởng thành – giai đoạn con người phải chịu nhiều áp lực như học tập, công việc và các mối quan hệ xã hội. Hiện nay, tình trạng mất ngủ ngày càng phổ biển và đáng báo động. Khó khăn trong việc ngủ đủ giấc có thể gây ra các vấn đề sức khỏe thể chất và tâm lý cho nhiều người. Cùng Buheung tìm hiểu nguyên nhân gây mất ngủ và tác hại của chứng mất ngủ ngay nhé.
Triệu chứng mất ngủ là gì?
Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ khá phổ biến, biểu hiện qua nhiều hình thức như khó ngủ, ngủ không sâu, hay thức giấc giữa chừng và khó ngủ lại sau khi tỉnh giấc đột ngột. Đây có thể là một bệnh lý riêng biệt, xuất hiện song hành với các vấn đề sức khỏe khác, hoặc là dấu hiệu của những bệnh lý tiềm ẩn.
Người thường xuyên mất ngủ sẽ cảm thấy kiệt sức và lờ đờ, điều này gây ảnh hưởng xấu đến tâm trạng, năng suất làm việc và chất lượng cuộc sống tổng thể.
Theo các bác sĩ, mất ngủ có thể chia ra làm 2 hai trường hợp
Trường hợp 1: Mất ngủ cấp tính
Tình trạng này có thể xuất hiện vào những thời điểm nhất định, với mất ngủ ngắn hạn (mất ngủ cấp tính) thường gây ra bởi stress hoặc bản thân đang trải qua cảm giác buồn đau có ảnh hưởng sâu sắc đến cảm xúc. Đợt mất ngủ này có thể tiếp diễn trong vài ngày hoặc lên đến vài tuần nhưng không kéo dài quá một tháng.
Trường hợp 2: Mất ngủ mãn tính
Một số người phải đối mặt với việc mất ngủ kéo dài có thể do chính tình trạng rối loạn giấc ngủ này gây ra hoặc liên quan đến bệnh lý nào đó hoặc do tác dụng phụ của loại thuốc họ đang dùng.
11 nguyên nhân gây mất ngủ
Bản thân trong trạng thái long lắng và căng thẳng quá độ
Cảm giác lo lắng có thể khiến tâm trí bạn hoạt động mạnh mẽ vào ban đêm. Khó khăn tại nơi làm việc, trường học hoặc trong gia đình có thể là nguyên nhân khiến bạn bị ám ảnh. Điều này gây khó khăn cho việc chìm vào giấc ngủ, và có thể nói là nguyên nhân gây mất ngủ. Các biến cố buồn bã như mất mát người thân, ly hôn, hoặc thất nghiệp thường xuyên dẫn đến stress và lo lắng kéo dài. Những áp lực này, nếu kéo dài, có thể gây ra mất ngủ mãn tính.

Stress, trầm cảm
Trầm cảm thường là nguyên nhân gây mất ngủ phổ biến nhất, do mất cân bằng hóa chất trong não, ảnh hưởng đến các chu kỳ giấc ngủ. Hơn nữa, bạn có thể bị rối loạn giấc ngủ do sự ám ảnh bởi nỗi sợ hay suy nghĩ phức tạp, khiến giấc ngủ trở nên khó khăn.

Mất ngủ cũng có thể là dấu hiệu của nhiều rối loạn tâm lý khác. Các vấn đề như rối loạn lưỡng cực, lo âu, hay căng thẳng quá độ sau chấn thương đều có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Sự thay đổi nội tiết tố
Phụ nữ có tỷ lệ mắc chứng mất ngủ cao hơn nam giới gấp đôi. Điều này có thể được lý giải do sự biến động hormone trong chu kỳ kinh nguyệt và giai đoạn mãn kinh được xem là nguyên nhân gây mất ngủ hay khó ngủ.
Trong giai đoạn tiền mãn kinh, các triệu chứng như đổ mồ hôi đêm và bốc hỏa thường xuyên gây rối loạn giấc ngủ. Các nhà nghiên cứu cho rằng sự suy giảm estrogen có thể là nguyên nhân khiến phụ nữ sau mãn kinh khó ngủ.
Độ tuổi
Nguyên nhân gây mất ngủ có xu hướng tỷ lệ thuận với độ tuổi do sự thay đổi trong chu kỳ giấc ngủ. Người cao tuổi thường không thể ngủ liên tục trong 8 giờ. Để đạt được tổng số 8 giờ ngủ khuyến cáo trong một ngày, họ có thể cần ngủ trưa. Theo Mayo Clinic, các nghiên cứu ước tính rằng gần một nửa số nam giới và phụ nữ trên 60 tuổi trải qua các triệu chứng của mất ngủ.
Các loại thuốc thông dụng
Một số thuốc không cần toa và có thể mua tại các nhà thuốc có thể là nguyên nhân gây mất ngủ. Các loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc chống nghẹt mũi và sản phẩm giảm cân có thể chứa caffeine hoặc các chất kích thích khác. Ban đầu, thuốc chống dị ứng có tác dụng làm buồn ngủ, nhưng chúng cũng có thể gây tác dụng phụ là đi tiểu thường xuyên, cuối cùng gây rối loạn giấc ngủ và tăng nhu cầu đi vệ sinh vào ban đêm.

Theo bác sĩ một số loại thuốc kê đơn cũng có thể làm bạn mất ngủ, bao gồm:
- Thuốc điều trị trầm cảm
- Thuốc huyết áp
- Thuốc tim mạch
- Thuốc điều trị dị ứng
Chất kích thích
Một số loại thức uống có chứa thành phần caffeine như trà, cà phê, nước ngọt, nước tăng lực có thể gây kích thích não bộ từ đó dẫn đến mất ngủ.
Những chất kích thích này có thể ngăn cản bạn có được giấc ngủ ngon. Việc uống cà phê vào buổi chiều muộn có thể tránh được tình trạng mất ngủ vào ban đêm. Nicotine trong thuốc lá là một chất kích thích khác có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ.

Mặt khác, rượu, dù có tác dụng an thần giúp bạn dễ ngủ hơn lúc đầu, lại có thể cản trở các chu kỳ giấc ngủ sâu, dẫn đến giấc ngủ không sâu và thường xuyên giật mình tỉnh giấc. Giấc ngủ sâu là thiết yếu để cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi hoàn toàn.
Thừa cân, béo phì
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, rối loạn giấc ngủ có liên quan mật thiết đến tỷ lệ béo phì. Người trưởng thành ngủ dưới sáu giờ mỗi đêm có tỷ lệ béo phì là 33%, trong khi đó, những người ngủ từ bảy đến tám giờ mỗi đêm chỉ có tỷ lệ béo phì là 22%. Trong nghiên cứu này quan sát thấy ở cả nam và nữ, và xuyên suốt các lứa tuổi và các nhóm dân tộc khác nhau.
Các tình trạng rối loạn giấc ngủ
Các rối loạn giấc ngủ thường gặp, như hội chứng chân không yên, có thể gây xáo trộn giấc ngủ. Đây là tình trạng cảm giác như có kiến bò ở bắp chân, và cảm giác này chỉ giảm khi cử động chân. Hiện tượng không thở khi ngủ, một rối loạn về hô hấp, được biểu hiện qua tiếng ngáy lớn và việc ngưng thở đột ngột trong khoảng thời gian ngắn.

Thêm vào đó, lo âu về việc không ngủ đủ giấc cũng có thể làm trầm trọng thêm chứng mất ngủ. Để khắc phục điều này, bạn có thể thử áp dụng một số thay đổi trong thói quen sinh hoạt trước khi ngủ như sau:
- Tắm nước ấm để thư giãn.
- Nghe nhạc du dương.
- Tránh xem tivi hoặc làm việc trên giường.
Ăn quá no vào buổi tối
Để tránh cảm giác bồn chồn và khó ngủ, bạn nên tránh ăn quá no vào buổi tối hoặc ăn sát giờ đi ngủ. Ăn quá nhiều không chỉ khiến việc ngủ trở nên khó khăn mà còn có thể gây chóng mặt. Điều này xảy ra do ăn no quá mức làm tăng quá trình tiêu hóa, tăng tốc độ chuyển hóa và làm nhịp tim tăng nhanh.
Một số vấn đề sức khỏe toàn thân
Một số vấn đề sức khỏe toàn thân có thể đóng vai trò làm gia tăng nguy cơ mắc chứng mất ngủ. Rối loạn giấc ngủ có thể liên quan đến các bệnh lỹ mãn tính hoặc triệu chứng của chúng, bao gồm:
- Đau kéo dài
- Khó thở
- Rối loạn giấc ngủ
- Viêm khớp
- Đái tháo đường
- Các vấn đề về tim mạch
- Thừa cân
- Ung thư
- Đi tiểu liên tục
- Trào ngược dạ dày – thực quản
- Bệnh lý tuyến giáp
- Giai đoạn mãn kinh
Thay đổi môi trường sống
Làm việc ca đêm hoặc du lịch đến nơi xa có thể gây rối loạn cho nhịp sinh học của cơ thể. Đây là một chu kỳ kéo dài 24 giờ, bao gồm các quá trình sinh hóa, sinh lý và hành vi, bị ảnh hưởng bởi ánh sáng mặt trời. Nhịp điệu này, còn được gọi là đồng hồ sinh học bên trong, có nhiệm vụ điều chỉnh các chu kỳ giấc ngủ, nhiệt độ cơ thể và hoạt động trao đổi chất.

Một số tác hại nghiêm trọng của việc mất ngủ
Khả năng ghi nhớ kém, dễ mất tập trung
Trong giai đoạn ngủ sâu, vỏ não có chức năng tiếp nhận và lưu giữ thông tin, biến chúng thành ký ức. Nếu chất lượng giấc ngủ giảm sút, quá trình này sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến việc não không thể ghi nhớ hiệu quả, gây ra các vấn đề về sự tập trung và trí nhớ.

Dễ mất bình tĩnh và cáu gắt
Mất ngủ vào ban đêm có thể dẫn đến sự mệt mỏi và cảm giác lờ đờ vào ban ngày. Tình trạng kiệt sức này có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, làm cho người bệnh trở nên tiêu cực, thay đổi tính cách, và dễ bị kích động với những tình huống xung quanh. Những thay đổi tính cách và sự dễ cáu gắt là những hậu quả phổ biến và dễ nhận thấy của tình trạng mất ngủ.
Khả năng cao mắc chứng trầm cảm
Thực tế, giấc ngủ kém có vai trò quan trọng trong việc làm tăng nguy cơ phát triển các rối loạn như lo âu và trầm cảm. Các nghiên cứu y khoa cho thấy những người thường xuyên ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm có khả năng cao hơn mắc chứng trầm cảm, bởi mất ngủ làm suy yếu sức khỏe tinh thần và tạo điều kiện cho bệnh trầm cảm phát triển.
Hơn nữa, việc mất ngủ kéo dài cũng khiến cơ thể có nguy cơ cao mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường và bệnh tim. Những bệnh này cũng đóng góp vào việc tăng nguy cơ mắc chứng trầm cảm.
Suy yếu hệ miễn dịch
Mất ngủ thường dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, một tác hại phổ biến được các nghiên cứu chỉ ra. Giấc ngủ chất lượng cao liên quan mật thiết đến hoạt động của hệ miễn dịch bởi trong khi ngủ, cơ thể tiết ra cytokine, một yếu tố quan trọng cho hệ thống miễn dịch. Thông thường, khi có sự xâm nhập của mầm bệnh, cơ thể sẽ tăng sản xuất cytokine trong khi ngủ để tăng cường hệ miễn dịch. Vì vậy, thiếu ngủ có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ mắc bệnh hơn.

Cơ thể dễ tăng cân
Một số người cho rằng việc thức khuya và ngủ ít có thể giúp cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng và từ đó hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, trên thực tế, mất ngủ hoặc ngủ không đủ giờ có thể dẫn đến tăng cân. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người thường xuyên ngủ ít hơn 6 giờ mỗi ngày có nguy cơ thừa cân cao hơn khoảng 30%. Điều này là do mất ngủ có thể giảm sản xuất hormone leptin, giúp truyền tải cảm giác no, và tăng sản xuất hormone ghrelin, kích thích cảm giác đói.
Ảnh hưởng đến sức khỏe của da
Khi thiếu ngủ, cơ thể sẽ tăng sản xuất hormone cortisol, một hormone có khả năng làm tổn hại đến collagen. Vì vậy, mất ngủ có thể ảnh hưởng xấu đến làn da, biểu hiện qua các dấu hiệu như nếp nhăn xuất hiện sớm, quầng thâm dưới mắt, tăng số lượng đốm nâu và da trở nên khô hơn.
Nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch và đột quy
Bệnh tim mạch và đột quỵ, hai bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao, cũng có thể là hậu quả của việc mất ngủ kéo dài. Mất ngủ lâu dài có thể làm tăng nguy cơ phát triển các vấn đề sức khỏe như tăng huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim và xơ vữa động mạch. Theo Hội Đột quỵ Thế giới, những người thường xuyên mất ngủ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn so với những người khác, và rủi ro này có thể tăng lên đến tám lần ở những người trong độ tuổi từ 18 đến 34 mắc chứng mất ngủ hoặc khó ngủ.
Có con muộn, nghiêm trọng hơn là vô sinh
Khi giấc ngủ bị suy giảm kéo dài, không chỉ gây mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến quá trình tiết hormone sinh dục ở cả nam và nữ. Mất ngủ thường xuyên có thể làm giảm hormone kích thích rụng trứng ở phụ nữ và làm giảm chất lượng tinh trùng ở nam giới.
Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm thông tin về 11 nguyên nhân gây mất ngủ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết hoặc về ghế massage thì comment ngay phía dưới bài viết này, Buheung sẽ giải đáp ngay. Xem thêm thông tin về ghế massage và thông tin sức khỏe bổ ích tại blog ghế massage Buheung nhé.
Liên hệ:
Fanpage: Buheung.vn – Ghế Massage chăm sóc sức khỏe số 1 Hàn Quốc
Hotline: 1800 6977
ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT