Dầu cá gần như là loại thực phẩm chăm sóc sức khỏe phổ biến trong mọi gia đình. Từ não bộ, thị lực đến xương khớp, sản phẩm này đều mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc. Thế nhưng, mọi thứ đều có 2 mặt, do đó, dầu cá cũng có những tác dụng phụ không mong muốn. Qua bài viết này hãy cùng tìm hiểu 9 tác dụng phụ của dầu cá trong quá trình sử dụng nhé!
Mùi vị tanh sau khi uống
Dầu cá omega 3 được sản xuất từ những nguồn cá béo để mang đến chất dinh dưỡng tốt nhất cho người sử dụng. Tuy nhiên cũng vì thế mà nhiều người gặp tình trạng mùi tanh sau khi uống gây khó chịu. Do dùng thuốc sai cách, cụ thể là quá liều, bạn sẽ phải chịu đựng cơn ợ hơi kéo theo mùi tanh của cá. Đặc biệt với những đối tượng nhạy cảm về mùi hoặc trẻ em, khi uống dầu cá sẽ có thể vì mùi tanh mà bị nôn trớ. Vì thế, hãy chắc chắn rằng bạn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến chuyên gia để hạn chế tình trạng này.
Buồn nôn
Như đã đề cập trước đó, khi bổ sung quá nhiều axit béo omega-3 trong ngày, vị tanh quanh quẩn trong khoang miệng sẽ khiến bạn khó chịu. Và dưỡng chất này sẽ gây chướng bụng, buồn nôn do nạp hàm lượng chất béo cao. Đây là những dấu hiệu nhẹ cho thấy cơ thể đang “quá tải” dầu cá omega-3 và lượng dư thừa có thể gây hại cho bạn.
Cảm giác buồn nôn ở cổ họng, bụng đau,…đây là những tác dụng phụ của omega 3 mà không ai mong muốn. Nếu gặp phải hiện tượng này, bạn nên xem lại cách sử dụng cũng như liều lượng bổ sụng vào cơ thể.

Nhức đầu
Bổ sung dầu cá omega 3 không đúng cách sẽ khiến cơ thể phải chịu đựng những tác dụng phụ gây khó chịu. Dù omega 3 được biết đến là loại dưỡng chất tốt cho não bộ, giúp hạn chế đau đầu chóng mặt, nhưng với một số người khi bổ sung sản phẩm này sai cách lại bị nhức đầu.
Chưa kể, tác dụng phụ này còn có thể là triệu chứng cảnh báo rằng cơ thể bạn bị dị ứng với omega 3. Nếu cơn đau nhức đầu không thuyên giảm mà còn có dấu hiệu kéo dài, bạn nên ngưng sử dụng omega 3 và đến trung tâm y tế để kiểm tra hoặc hỏi ý kiến bác sĩ.
Ợ hơi
Axit béo omega 3 không khuyên dùng cho những người có vấn đề về đường tiêu hóa. Khi hệ tiêu hóa yếu, bạn không thể hấp thu quá nhiều chất béo, trong đó có dầu cá. Hệ tiêu hóa không xử lý được lượng dầu cá quá mức nạp vào cơ thể sẽ sinh ra trướng bụng, đầy hơi. Vì thế, có không ít người sau khi uống dầu cá với mong muốn tốt cho cơ thể nhưng lại bị ợ hơi hoặc đau bụng dữ dội.

Tiêu chảy hoặc táo bón
Tiêu chảy và táo bón là những tác dụng phụ không mong muốn thường gặp nhất đã được nghiên cứu chỉ ra khi sử dụng dầu cá, đặc biệt khi bổ sung liều cao. Không chỉ riêng dầu cá mà các thực phẩm chứa omega-3 khác cũng có thể dẫn tới tình trạng này. Một số người khác còn bị táo bón khi dùng loại thực phẩm chức năng này không đúng cách.
Do đó, nếu sau khi uống omega-3 bị tiêu chảy hoặc táo bón, hãy kiểm tra lại cách sử dụng và bảo đảm bạn sử dụng dầu cá cùng với bữa ăn và cân nhắc giảm liều lượng hoặc tạm ngưng nếu triệu chứng không thuyên giảm. Ngoài ra hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc sao cho hợp lý để tránh các tác dụng phụ ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt.
Dị ứng
Tương tự như những loại vitamin khác, dầu cá omega 3 vẫn có khả năng gây dị ứng cho một số người nhất định, cụ thể là nhóm dị ứng hải sản, dị ứng cá,… Một số triệu chứng thường gặp khi dị ứng omega 3 bạn cần lưu lại để biết và phòng tránh như:
- Ngạt mũi, thở khò khè
- Đau đầu
- Ngứa, phát ban hoặc nổi mề đay
- Buồn nôn
- Sưng nhiều bộ phận trên cơ thể như môi, lưỡi, mặt, tay,…
- Đau bụng, tiêu chảy
Nguy hiểm hơn nữa ở người dị ứng chính là sốc phản vệ, nếu không can thiệp kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Vì thế, bạn không nên lơ là với việc bổ sung omega 3 khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ và chuyên gia.

Tăng lượng đường trong máu
Axit béo omega 3 đã được nghiên cứu sẽ khiến lượng đường trong máu tăng do loại chất này sẽ kích thích sản xuất glucose. Việc này vô cùng nguy hiểm với những người mắc bệnh tiểu đường. Nếu bạn bổ sung Omega-3 8g/ngày trong 8 tuần, lượng đường trong máu ở người tiểu đường type 2 sẽ tăng đến 22%.
Chắc chắn không một ai muốn mức đường glucose trong máu cao vì những ảnh hưởng không tốt với sức khỏe, đặc biệt với những ai bị tăng cân hoặc béo phì và tiểu đường. Vì thế nếu bạn đang trong những trường hợp trên, hãy dùng dầu cá đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ nhằm đảm bảo an toàn.
Chứa chất độc hại
Omega-3 là chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu sử dụng dầu cá omega-3 từ nguồn cá ở những vùng nước ô nhiễm có thể gây ngộ độc. Vì thế, hãy là người tiêu dùng thông minh khi lựa các thực phẩm bổ sung omega 3.
Omega-3 tinh khiết chỉ có trong nguồn cá ở vùng biển sâu, chúng không bị ảnh hưởng bởi chất thải công nghiệp và hóa chất độc hại. Từ nguồn cá này, bạn sẽ có được omega-3 tinh khiết, chất lượng và giá trị dinh dưỡng rất cao. Do đó, khi lựa chọn viên uống omega-3, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu ý đến hàm lượng và nguồn gốc nhà sản xuất, cũng như nguồn cá được sử dụng làm nguyên liệu có được chứng nhận an toàn hay không.

Tụt huyết áp
Dầu cá được chứng minh có khả năng làm hạ huyết áp vô cùng hiệu quả. Do đó, những bệnh nhân huyết áp cao hoặc có cholesterol cao được bác sĩ khuyên bổ sung các thực phẩm giàu omega 3 trong bữa ăn hoặc uống viên dầu cá. Thế nhưng với những người huyết áp thấp, loại thực phẩm chức năng này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, nếu bạn đang sử dụng thuốc huyết áp cũng nên cân nhắc khi kết hợp cùng dầu cá. Vì cả 2 loại đều giúp giảm huyết áp, khi kết hợp cùng nhau có thể dẫn đến tình trạng huyết áp hạ quá thấp. Vậy nên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia để hạn chế hậu quả không đáng có.
Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm thông tin về tác dụng phụ của dầu cá. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết hoặc về ghế massage thì comment ngay phía dưới bài viết này, Buheung sẽ giải đáp ngay. Xem thêm thông tin về ghế massage và thông tin sức khỏe bổ ích tại blog ghế massage Buheung nhé.
Liên hệ:
Fanpage: Buheung.vn – Ghế Massage chăm sóc sức khỏe số 1 Hàn Quốc
Hotline: 1800 6977
KW
ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT