Mẹ Bầu Mất Ngủ 3 Tháng Đầu? Nguyên Nhân & Cách Cải Thiện

Tình trạng mất ngủ trong suốt thời gian thai kỳ là ám ảnh đối với các mẹ bầu, nếu kéo dài sẽ khiến các mẹ cảm thấy cực kỳ mệt mỏi và khó chịu, nghiêm trọng hơn dẫn đến bệnh trầm cảm khi mang thai. Vậy mẹ bầu mất ngủ 3 tháng đầu là như thế nào? Nguyên nhân và cách kiểm soát ra sao? Cùng BUHEUNG tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé!! 

Mẹ bầu thường bị mất ngủ trong những giai đoạn thai kỳ nào?

Bà bầu có thể gặp phải tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc cả hai trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, điều này thường xảy ra phổ biến hơn trong ba tháng đầu và ba tháng cuối của thai kỳ. Bạn có thể chưa biết rằng những giai đoạn này thường dễ bị mất ngủ hơn.

Theo một nghiên cứu, khoảng 44,2% phụ nữ mang thai gặp vấn đề mất ngủ trong 3 tháng đầu. Kết quả này cho thấy rằng việc mang thai có thể khiến bạn kiệt sức suốt cả ngày và làm gián đoạn giấc ngủ ban đêm.

Vì sao mẹ bầu 3 tháng đầu lại mất ngủ? 

Trong ba tháng đầu của thai kỳ, giấc ngủ của phụ nữ mang thai bị ảnh hưởng đáng kể bởi sự gia tăng của hormone progesterone. Hormone này rất quan trọng cho quá trình mang thai, nhưng nó cũng có thể gây ra cảm giác mệt mỏi và nóng bức khó chịu. Những thay đổi nội tiết tố làm cho mẹ bầu buồn ngủ và kiệt sức vào ban ngày, nhưng lại khó ngủ vào ban đêm, tạo nên một nghịch lý.

Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng đầu thai kỳ
Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng đầu thai kỳ

Vì sao mẹ bầu 3 tháng cuối lại mất ngủ? 

Mất ngủ ở phụ nữ mang thai trong giai đoạn cuối là tình trạng thường gặp trước khi chuyển dạ. Nguyên nhân chính của vấn đề này là sự tiết ra oxytocin, khiến mẹ bầu tỉnh táo và khó đi vào giấc ngủ, hoặc đôi khi gây ra những cơn co thắt sinh lý vào ban đêm, tăng cảm giác đau lưng và khiến mẹ phải đi tiểu nhiều lần.trước khi chuyển dạ. Nguyên nhân chính của vấn đề này là sự tiết ra oxytocin, khiến mẹ bầu tỉnh táo và khó đi vào giấc ngủ, hoặc đôi khi gây ra những cơ co thắc sinh lý ban đêm làm mẹ bầu đau lưng và đi tuyển thường xuyên. 

Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng cuối thai kỳ
Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng cuối thai kỳ

Tình trạng mất ngủ 3 tháng đầu của mẹ bầu có ảnh hưởng đến thai nhi ?

Một thông tin tích cực là mất ngủ trong ba tháng đầu thai kỳ hầu như không gây tác động tiêu cực trực tiếp lên thai nhi. Tuy nhiên, thiếu ngủ thường ảnh hưởng nhiều hơn đến sức khỏe của mẹ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng mất ngủ trong giai đoạn này có thể làm tăng nguy cơ gặp một số vấn đề sau:

Tiểu đường thai kỳ: Thiếu ngủ có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh lý  tiểu đường thai kỳ, một tình trạng mà mức đường huyết của mẹ cao hơn bình thường trong suốt thời gian mang thai.

Huyết áp cao trong 3 tháng giữa thai kỳ: Các vấn đề về mất ngủ có thể làm gia tăng huyết áp trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, nguy cơ cao những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. 

Căng thẳng và trầm cảm: Mất ngủ trong thai kỳ có thể làm cho đầu óc căng thẳng và tăng nguy cơ mắc trầm cảm cho phụ nữ mang thai 

Nhịp thở hỗn loạn: Rối loạn nhịp thở trong thai kỳ khi ngủ có thể là một yếu tố dẫn đến nguy cơ sảy thai và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể của mẹ và em bé.

Biểu hiện của mẹ bầu mất ngủ 3 tháng đầu thai kỳ 

Mất ngủ trong ba tháng đầu hoặc cuối thai kỳ là hiện tượng phổ biến ở nhiều phụ nữ mang thai. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy mẹ bầu bị mất ngủ trong giai đoạn đầu:

  • Không ngủ được vào ban đêm:  Mẹ bầu thường gặp khó khăn khi cố gắng ngủ vào ban đêm, cảm thấy mệt mỏi nhưng không thể tìm được tư thế ngủ thoải mái.
  • Thức giấc nhiều lần trong đêm:  Mất ngủ có thể khiến mẹ bầu thức giấc nhiều lần trong đêm và khó ngủ lại.
  • Gặp phải giấc mơ lạ và ác mộng:  Mất ngủ có thể làm cho giấc mơ trở nên kỳ lạ hoặc gây lo lắng, đặc biệt là liên quan đến thai kỳ và sức khỏe của thai nhi.
  • Tâm trạng trở nên xấu đi: Thiếu ngủ gây căng thẳng và thay đổi tâm trạng, từ tức giận đến buồn bã.
  • Mệt mỏi kéo dài và suy nhược cơ thể: Thiếu ngủ khiến mẹ bầu mệt mỏi và suy giảm năng lượng suốt cả ngày, và triệu chứng này cũng phổ biến sau sinh.
  • Sưng vù và đau lưng: Căng cơ, đau lưng và sưng vù là kết quả của việc thiếu ngủ, do cơ thể không có đủ thời gian để phục hồi.
  • Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Mất ngủ ảnh hưởng đến tiêu hóa, gây ợ nóng, buồn nôn hoặc tiêu chảy.
  • Cảm thấy lo lắng quá độ: Không đủ giấc ngủ có thể làm tăng lo lắng và lo sợ về thai kỳ cũng như sức khỏe của thai nhi.

Nguyên nhân mẹ bầu mất ngủ 3 tháng đầu

Phụ nữ mất ngủ trong ba tháng đầu của thai kỳ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các yếu tố thể chất, tâm lý và sự thay đổi trong cơ thể của thai phụ. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng mất ngủ ở mẹ bầu trong giai đoạn này:

Hormone thay đổi 

Sự thay đổi mạnh mẽ trong hormone, đặc biệt là sự gia tăng progesterone và estrogen, có thể ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ của thai phụ. Những biến động này gây ra căng thẳng và thay đổi tâm trạng, đặc biệt trong ba tháng đầu thai kỳ.

Cảm giác buồn nôn 

Tình trạng buồn nôn và nôn mửa thường xảy ra trong ba tháng đầu, có thể làm gián đoạn giấc ngủ của mẹ bầu. Cảm giác khó chịu và lo lắng về việc nôn mửa khiến cho việc có được giấc ngủ thoải mái trở nên khó khăn hơn.

Cảm giác buồn nôn
Cảm giác buồn nôn

Sưng vù cơ thể và đau ngực 

Thay đổi trong vùng cơ ngực và sự sưng vù cũng là nguyên nhân gây mất ngủ trong ba tháng đầu thai kỳ. Điều này làm cho tư thế ngủ không thoải mái, trở nên khó khăn, đặc biệt khi cảm giác đau đớn xuất hiện.

Cảm giác lo lắng trong giai đoạn mang thai 

Lo lắng về thai kỳ, sợ hãi về sức khỏe của thai nhi hoặc căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày cũng gây mất ngủ cho mẹ bầu. Thai phụ thường đối mặt với nhiều lo âu và áp lực khi mang thai, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của họ.

Cơ địa thay đổi trong thai kỳ 

Một số phụ nữ đã có những thay đổi về cơ địa từ trước, khiến việc mẹ bầu ngủ đúng tư thế trở nên khó khăn. Khi mang thai, vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến mất ngủ trong ba tháng đầu thai kỳ.

Thay đổi cơ địa
Thay đổi cơ địa

Cảm giác ê buốt khi tiểu 

Trong giai đoạn thai kỳ, sự gia tăng sản xuất dịch tiểu dẫn đến áp lực lên bàng quang  khiến mẹ bầu thức giấc liên tục để đi tiểu.

Một số phụ nữ mang thai có thể cảm thấy nặng nè hoặc không thoải mái khi thay đổi tư thế ngủ do sự thay đổi cơ bắp và tăng trọng lượng từ thai kỳ.

Mẹ Bầu Mất Ngủ 3 Tháng Đầu? Nguyên Nhân & Cách Cải Thiện 1

Cách kiểm soát mất ngủ trong giai đoạn mang thai

Chọn tư thế ngủ phù hợp với bản thân 

Trong ba tháng đầu thai kỳ, các mẹ có thể ngủ ở bất kỳ tư thế nào mà mình thấy thoải mái. Tuy nhiên, mẹ nên sớm tập thói quen nằm nghiêng khi ngủ vì đây là tư thế an toàn khi thai nhi lớn dần. Đặc biệt, nằm nghiêng bên trái được xem là tư thế ngủ tốt nhất. Nằm nghiêng giúp máu lưu thông tốt và ngăn cản tử cung chèn ép tĩnh mạch cũng như các cơ quan bộ phận khác.

Đối với những mẹ bầu thích nằm sấp hoặc nằm ngửa khi ngủ, việc bắt đầu chuyển sang tư thế nằm nghiêng nên được thực hiện càng sớm càng tốt. Nếu mẹ cảm thấy khó chịu và mất ngủ trong ba tháng đầu thai kỳ do ngực sưng đau, nên thay đổi sang một loại áo lót phù hợp, có khả năng nâng đỡ tốt để giảm đau và tạo cảm giác thoải mái hơn khi ngủ.

Bổ sung vitamin tốt cho chất lượng giấc ngủ

Bổ sung thêm vitamin tổng hợp cho phụ nữ mang thai không chỉ hỗ trợ sự phát triển bình thường của thai nhi mà còn giúp ngăn ngừa một số tình trạng như hội chứng chân không yên, nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ trong ba tháng đầu cũng như trong suốt thai kỳ.

Bổ sung vitamin cần thiết
Bổ sung vitamin cần thiết

Ngoài ra, mẹ bầu cần lưu ý rằng ba tháng đầu thai kỳ là giai đoạnnhạy cảm nhất. Do đó, tốt nhất mẹ bầu nên tránh sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc ngủ. 

Duy trì sinh hoạt hằng ngày lành mạnh 

Để cải thiện tình trạng mẹ bầu mất ngủ 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ có thể thiết lập và duy trì các thói quen giúp vệ sinh giấc ngủ hiệu quả. Hãy thực hiện các thói quen sau:

  • Đi ngủ vào cùng một thời điểm nhất định mỗi tối.
  • Tránh dùng điện thoại, xem tivi khoảng một giờ trước khi ngủ vì ánh sáng xanh từ các thiết bị này có thể gây tỉnh táo.
  • Thử một số hoạt động thư giãn như tắm nước ấm, đọc sách, nghe nhạc, hoặc quan hệ tình dục nếu điều này an toàn cho bạn và em bé.
  • Mẹ cũng nên vận động ban ngày với các bài tập như yoga, bơi lội… để cơ thể thư giãn, giảm mệt mỏi và có giấc ngủ tốt hơn.

Thiết lập chế độ ăn hằng ngày tốt cho sức khỏe 

Việc dùng một số loại thực phẩm và thói quen ăn uống hàng ngày cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Vì vậy, để cải thiện tình trạng mất ngủ trong ba tháng đầu thai kỳ, các mẹ bầu cần chú ý những điều sau đây:

  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày và đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt với mẹ bị ốm nghén.
  • Tránh ăn thức ăn cay và nhiều dầu mỡ để ngăn ngừa ợ nóng khi mang thai.
  • Ăn tối sớm có thể tốt hơn cho giấc ngủ của mẹ bầu, nhưng cần cân bằng để không bị quá đói trước khi đi ngủ. Mẹ có thể ăn nhẹ trước khi ngủ nếu cảm thấy đói, chẳng hạn như một ít bánh quy hoặc một ly sữa ấm để ngủ ngon hơn.

Uống đủ nước và tránh uống nước trước đi ngủ 

Mẹ bầu cần đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày. Tuy nhiên, nên hạn chế uống nhiều nước sau 7 giờ tối và tránh thức uống có chứa caffeine vào buổi chiều tối. Điều này giúp giảm nhu cầu đi tiểu ban đêm, tránh làm gián đoạn giấc ngủ. Mặc dù việc tiểu đêm thường không thể tránh khỏi trong ba tháng đầu thai kỳ, mẹ nên sử dụng đèn ngủ thay vì đèn sáng để giảm bớt ánh sáng, giúp dễ dàng ngủ lại sau khi thức dậy đi tiểu.

Nước đủ nước mỗi ngày
Nước đủ nước mỗi ngày

Đảm bảo không gian phòng ngủ phù hợp với mẹ bầu 

Do tác động của hormone trong ba tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể cảm thấy nóng hơn bình thường, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Để đảm bảo ngủ ngon, mẹ bầu cần duy trì phòng ngủ mát mẻ, yên tĩnh và đủ tối. Bên cạnh việc sử dụng quạt hoặc máy điều hòa, một số mẹo giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn bao gồm:

  • Đeo mặt nạ che mắt.
  • Mặc quần áo ngủ rộng rãi, thoải mái.
  • Sử dụng máy tạo tiếng ồn trắng.
  • Đầu tư vào nệm chất lượng và ga trải giường thoáng khí.

Khắc phục mẹ bầu mất ngủ theo từng giai đoạn 

3 tháng đầu trong giai đoạn thai kỳ 

Giai đoạn này thường tăng sinh hormone progesterone. Hormone này làm cho phụ nữ mang thai cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và nặng nề dẫn đến uể oải, kiệt sức vào ban ngày nhưng lại trắn trọc, khó ngủ vào ban đêm. Sau là một số gợi ý khắc phục chứng mất ngủ cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ. 

  • Nghỉ ngơi nhiều và chợp mắt bất cứ khi nào có thể.
  • Uống đủ nước và vận động nhẹ nhàng.
  • Tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều chất lỏng vào ban ngày và hạn chế ăn vào buổi tối để giảm số lần đi vệ sinh ban đêm.
  • Ngủ nghiêng về bên trái, được xem là tư thế tốt nhất để đảm bảo sự lưu thông máu. Có thể sử dụng gối ngủ đặt dưới bụng hoặc giữa hai đầu gối để cảm thấy thoải mái hơn.
  • Khi đi ngủ vào buổi tối, tránh bật đèn sáng và chỉ sử dụng đèn có ánh sáng dịu nhẹ để tránh mất ngủ.
  • Thiết lập lịch trình ngủ đều đặn và đúng giờ

3 tháng giữa trong giai đoạn thai kỳ 

Giai đoạn này mẹ bầu sẽ khỏe khoắn hơn so với giai đoạn 3 tháng đầu và cuối thai kỳ. Những triệu chứng như buồn nôn, mất ngủ, đi tiêu thường xuyên cũng dần khuyên giảm và biến mất. Tuy nhiên với nhiều cơ địa mẹ  bầu nhạy cảm vẫn bị chứng mất ngủ. Sau đây là những mẹo nhỏ giúp mẹ bầu ngon giấc hơn trong 3 tháng giữa giai đoạn thai kỳ.

  • Hạn chế những thực phẩm có nhiều gia vị, chất béo, hoặc chiên rán để ngăn ngừa tình trạng ợ nóng.
  • Luôn nằm ngủ với đầu và cổ được nâng cao để ngăn axit dạ dày trào ngược lên cổ họng.
  • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Dùng thuốc kháng axit để giảm triệu chứng ợ nóng (phải có sự đồng ý của bác sĩ).
  • Nằm nghiêng với đầu gối và hông cong khi ngủ.
  • Tránh ăn quá nhiều  khi đi ngủ.

3 tháng cuối trong giai đoạn thai kỳ 

Đây là giai đoạn khó ngủ và mất ngủ nhiều nhất trong suốt thai kỳ của các bà bầu. Việc phải đi tiểu thường xuyên, tăng cân, và lo lắng về cuộc sinh nở khiến các bà bầu thường tỉnh táo vào ban đêm. Ngoài ra, em bé trong bụng thường xuyên chuyển động cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ. Trong những tháng cuối của thai kỳ, nhiều mẹ bầu còn gặp tình trạng sưng mũi và nghẹt mũi, chuột rút chân gây đau đớn, căng thẳng và dẫn đến mất ngủ vào ban đêm.tăng cân, và lo lắng về cuộc sinh nở khiến các bà bầu thường tỉnh táo vào ban đêm. 

  • Ngủ nghiêng về bên trái để cải thiện tuần hoàn máu về tim.
  • Dùng gối hỗ trợ khi ngủ.
  • Tránh uống nước có ga và đồ uống có đường.
  • Nghe nhạc nhẹ nhàng từ 15 đến 30 phút trước giờ đi ngủ.
  • Hạn chế uống nhiều nước vào buổi tối.
  • Tắm nước ấm, ngâm chân, và ngửi tinh dầu tự nhiên để dễ ngủ hơn.
  • Tạo không gian ngủ thoáng đãng, thoải mái, đảm bảo đủ mát và ấm khi ngủ.

Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm thông tin về mẹ bầu mất ngủ tháng đầu. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết hoặc về ghế massage thì comment ngay phía dưới bài viết này, Buheung sẽ giải đáp ngay. Xem thêm thông tin về ghế massage và thông tin sức khỏe bổ ích tại blog ghế massage Buheung nhé.

Liên hệ:
Fanpage: Buheung.vn – Ghế Massage chăm sóc sức khỏe số 1 Hàn Quốc
Hotline: 1800 6977

<