Đi bộ được cho là phương pháp không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân. Vậy người giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không? Đi bộ như thế nào là đúng cách ? Vậy hãy cũng BUHEUNG tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Giãn tĩnh mạch có nên đi bộ không?
Để điều trị hiệu quả bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, cần áp dụng nhiều biện pháp thay đổi lối sống như tập thể dục, giảm cân, vật lý trị liệu, nghỉ ngơi với chân nâng cao, và sử dụng vớ áp lực tĩnh mạch. Những thay đổi này, cùng với việc sử dụng vớ áp lực tĩnh mạch, đóng vai trò quan trọng như là nền tảng của điều trị, trước khi áp dụng thuốc hoặc can thiệp thủ thuật.
Nhưng giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không? Đi bộ là một hoạt động thể dục nhẹ nhàng mang lại nhiều lợi ích và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân sau khi được chẩn đoán mắc suy giãn tĩnh mạch ở chi dưới thường dừng lại hoặc lo ngại. Thậm chí, một số người không dám vận động vì sợ làm tình trạng bệnh nặng hơn. Điều này có thể do họ chưa nhận thức rõ ràng về những lợi ích của việc đi bộ đối với người bị suy giãn tĩnh mạch.
Khi bạn đứng lên ngón chân để đi bộ, máu từ các tĩnh mạch ở gót chân và lòng bàn chân sẽ được đẩy vào các tĩnh mạch sâu ở cẳng chân. Khi cơ bắp chân co lại, điều này giúp đẩy máu lên các tĩnh mạch ở đùi. Việc lặp lại động tác này sẽ gia tăng lượng máu đẩy về các tĩnh mạch, từ đó máu sẽ trở về tim.
Khi đi bộ, sự co cơ của các bộ phận tĩnh mạch sâu được kích hoạt, giúp tăng cường quá trình bơm máu hiệu quả hơn. Lực co từ các cơ bắp trong các tĩnh mạch sâu được gia tăng so với trạng thái nghỉ ngơi. Nhờ đó, máu được đẩy trở về tim một cách dễ dàng, giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn và áp lực trong các tĩnh mạch nông.
Hầu hết các bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch thường thấy các triệu chứng của họ được cải thiện đáng kể sau khi thực hiện đi bộ và thay đổi lối sống. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có suy giãn tĩnh mạch mãn tính, chỉ đi bộ ít hơn 10 phút mỗi ngày, có nguy cơ phát triển loét chân cao hơn so với những người duy trì vận động hơn 10 phút mỗi ngày. Vì vậy, các Hiệp hội phẫu thuật mạch máu trên toàn cầu đều khuyên bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch nên thực hiện đi bộ đều đặn mỗi ngày.
Vì sao đi bộ tốt cho bệnh giãn tĩnh mạch ?
Theo các chuyên gia việc đi bộ rất có lợi cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch không những vậy đi bộ còn giúp cải thiện sức khỏe tổng thể từ đó giúp cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch.
Giữ cân nặng hợp lý
Thừa cân và béo phì được xem là những yếu tố chủ yếu gây ra suy giãn tĩnh mạch. Sự tăng cân tạo áp lực lớn lên chân, làm suy yếu van tĩnh mạch và tăng nguy cơ phát triển bệnh suy giãn tĩnh mạch. Chỉ cần đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày với tốc độ vừa phải, bạn có thể đốt cháy từ 150-200 calo. Có thể chia nhỏ thành các đoạn 10-15 phút và nghỉ ngơi kết hợp gác chân lên. Điều này kết hợp với chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp duy trì vóc dáng thon gọn và khỏe mạnh, từ đó giảm nguy cơ suy giãn tĩnh mạch chân và các bệnh tim mạch nguy hiểm khác.
Tăng khả năng tuần hoàn
Đi bộ là một trong những phương pháp tối ưu để nâng cao hoạt động của hệ tuần hoàn, đặc biệt là tuần hoàn máu ở chân. Khi bạn đi bộ, máu được bơm về tim nhanh hơn, giúp giảm tắc nghẽn và áp lực ở các tĩnh mạch nông, làm cho quá trình lưu thông máu trở nên hiệu quả.
Không chỉ vậy, đi bộ thường xuyên còn giúp hạ huyết áp ở cả động mạch và tĩnh mạch, cũng như nâng cao sức khỏe tim mạch.
Cải thiện tinh thần bệnh nhân
Những người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch mãn tính, đặc biệt là ở mức độ trung bình đến nặng (từ C2 đến C6), thường cảm thấy thiếu tự tin với đôi chân bị chi chít các mạch máu xanh lớn nhỏ, sưng phù, chàm, và thậm chí là lở loét. Tình trạng này kéo dài dễ làm họ căng thẳng về mặt tinh thần và suy nhược thể chất, thậm chí một số người còn bị trầm cảm do khó hòa nhập với đồng nghiệp và bạn bè. Đi bộ đã được chứng minh là có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng trầm cảm, lo lắng, tự ti, căng thẳng tâm lý, giúp bệnh nhân lấy lại tâm trạng thoải mái để yên tâm điều trị bệnh.
Hổ trợ hệ tiêu hóa
Đi bộ với tốc độ vừa phải (không quá nhanh, không quá chậm) sẽ nhẹ nhàng xoa bóp hệ tiêu hóa, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón – một yếu tố nguy cơ khác của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Nghiên cứu về tác dụng của việc đi bộ đối với người mắc hội chứng ruột kích thích chỉ ra rằng, càng đi bộ nhiều trong ngày thì triệu chứng bệnh càng được cải thiện. Một lời khuyên hữu ích để đạt được lợi ích tiêu hóa tối đa là hãy đi bộ sau khi ăn khoảng 15-30 phút.
Tăng cường hệ miễn dịch
Khi bạn lớn tuổi, chức năng miễn dịch dần suy giảm. Bên cạnh việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đã được chứng minh là giúp tăng cường hệ miễn dịch ở người cao tuổi. Đi bộ là một ví dụ điển hình. Hoạt động này giúp tăng cường hiệu quả của vaccine cúm mùa và giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh nếu bạn mắc phải.
Ngủ ngon hơn
Khi bạn đốt cháy lượng calo dư thừa, kích thích cơ bắp hoạt động và hỗ trợ tuần hoàn máu bằng cách đi bộ đều đặn, giấc ngủ sẽ đến một cách dễ dàng và sâu hơn, ngon lành hơn. Một nghiên cứu trên nhóm phụ nữ mãn kinh (và cả những người thường xuyên bị mất ngủ) cho thấy, sau khi đeo máy đếm bước chân và tăng quãng đường đi bộ thêm 500 bước mỗi ngày trong 12 tuần, chất lượng và thời lượng giấc ngủ của họ đã cải thiện đáng kể, thời gian đi vào giấc ngủ cũng được rút ngắn.
Ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh mãn tính
Các bệnh mãn tính như bệnh tim, cao huyết áp và đái tháo đường loại 2 đang trở nên phổ biến hơn và ảnh hưởng đến độ tuổi trẻ hơn. Những bệnh này được gọi chung là hội chứng chuyển hóa. Việc đi bộ hàng ngày mang lại lợi ích lớn trong việc hạ cholesterol, ổn định lượng đường trong máu và giảm huyết áp. Ngoài ra, đi bộ còn được chứng minh là giảm nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa gấp hơn 4 lần.
Giúp hệ cơ xương khỏe mạnh hơn
Nếu loãng xương là mối lo ngại của bạn thì đi bộ là hoạt động bạn nên ưu tiên. Đây là một trong những bài tập hiệu quả nhất giúp làm chậm quá trình mất xương. Hơn nữa, khi kết hợp đi bộ với các bài tập tăng cường sức đề kháng, chẳng hạn như nâng tạ nhẹ, bạn còn có thể phục hồi khối lượng xương đã mất.
Giảm chứng đau khớp
Đối với những người có các vấn đề như viêm khớp, thoái hóa khớp, và cứng khớp từ mức độ nhẹ đến trung bình, thực hiện thường xuyên chương trình đi bộ có thể cải thiện chức năng của các khớp và giảm đau. Đồng thời, việc đi bộ cũng có vai trò trong việc phát triển sức mạnh cơ bắp và giảm thiểu căng thẳng cho các khớp.
Ngăn chặn quá trình thoái hóa khớp
Nếu bạn đã thành thạo trong việc di chuyển về phía trước khi đi bộ và muốn khám phá thêm lợi ích từ bài tập này, hãy thử thực hiện đi bộ ngược. Chỉ cần dành 10 phút mỗi ngày, 3 ngày mỗi tuần để thực hiện bài tập này, bạn sẽ cảm nhận được sự hữu ích trong việc tăng cường độ linh hoạt cho khớp và giảm nguy cơ thoái hóa khớp. Để đảm bảo an toàn, việc thực hiện đi bộ ngược nên được giám sát bởi huấn luyện viên hoặc nhà vật lý trị liệu.
Lưu ý khi đi bộ cho người bị giãn tĩnh mạch chân
Sử dụng vớ y khoa
Nếu có điều kiện, hãy sử dụng vớ áp lực tĩnh mạch khi tập luyện vì điều này sẽ giúp giảm các triệu chứng cơ bản của bệnh tĩnh mạch một cách hiệu quả.
Chọn giày phù hợp
Đầu tiên, điều quan trọng là lựa chọn một đôi giày vừa vặn và thoải mái. Việc chọn giày quá chật hoặc quá rộng có thể dẫn đến vấn đề về tuần hoàn và làm cho các triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ hơn.
Thứ hai, bạn cần tìm những đôi giày có khả năng hỗ trợ. Điều này có thể là hỗ trợ vòm chân, gót giày cao hơn hoặc sử dụng các phụ kiện chỉnh hình tích hợp. Giày với khả năng hỗ trợ tốt giúp giảm áp lực lên các tĩnh mạch và cải thiện lưu thông máu.
Cuối cùng, hãy chọn những đôi giày dễ đi và cởi. Giày có dây buộc hoặc khóa có thể gây khó khăn nếu bạn bị sưng ở bàn chân hoặc cẳng chân. Giày lười hoặc có khóa dán thường là lựa chọn phù hợp hơn.
Nếu bạn bị suy tĩnh mạch, mang giày quá chật có thể làm tình trạng của bạn trở nên nghiêm trọng hơn. Sự chật hẹp của giày có thể là nguyên nhân chính gây ra suy giảm tuần hoàn ở chân và bàn chân, đồng thời cũng đóng góp vào sự phát triển các vấn đề về rối loạn tĩnh mạch hoặc giãn tĩnh mạch.
Hơn nữa, việc đi giày quá chật có thể gây ra nhiều vấn đề khác liên quan đến chân, như cảm giác không thoải mái, phù nề và sưng tấy. Rối loạn tại cẳng chân và bàn chân có thể ảnh hưởng đến luồng máu đi khắp cơ thể, vì vậy việc lựa chọn đúng đôi giày là rất quan trọng.
Tránh đi bộ quá lâu hoặc quá nhanh
Nếu bạn chưa có thói quen đi bộ, hãy bắt đầu với tốc độ vừa phải và quãng đường ngắn. Sau đó, từ từ tăng dần khoảng cách đi bộ. Trên đường đi luyện tập lần đầu, có thể bạn sẽ cảm thấy không thoải mái hoặc đau chân, nhưng đừng nản lòng. Các cơn đau sẽ dần giảm và đôi chân của bạn sẽ quen dần trong vài ngày sau.
Kết hợp với các bài tập khác như bơi lội, đạp xe.
Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp đi bộ với các bài tập khác như bơi lội, đạp xe. Đặc điểm chung của những bài tập này là khả năng di chuyển linh hoạt của cổ chân, giúp cải thiện lưu thông máu trong tĩnh mạch và làm giảm áp lực trong hệ tuần hoàn, từ đó cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Ngừng ngay khi cảm thấy đau đớn hoặc khó chịu.
Hãy đảm bảo bạn đi bộ đúng kỹ thuật. Thực hiện các bước đi một cách tự nhiên, không ép buộc cơ thể, nếu bạn cảm thấy đau hoặc khó chịu thì nên dừng lại. Điều này sẽ giúp nâng cao hiệu quả và giảm thiểu áp lực không cần thiết lên các tĩnh mạch.
Điều trị các bệnh lý ở chân
Để đi bộ hiệu quả, bạn cần sự linh hoạt của mắt cá chân. Tuy nhiên, những người bị loét chân do giãn tĩnh mạch thường gặp khó khăn trong việc sử dụng mắt cá chân linh hoạt. Vì thế, trước khi bắt đầu chương trình đi bộ, họ cần điều trị loét và giảm đau để đảm bảo sự thoải mái khi vận động.
Các bộ môn thể thao tốt cho người bệnh giãn tĩnh mạch
Bơi lội
Người mắc suy giãn tĩnh mạch có thể lựa chọn bơi làm phương pháp tập luyện để cải thiện tuần hoàn mà không gây áp lực lên tĩnh mạch. Trong tư thế nằm ngang khi bơi, hai chân không phải chịu trọng lực của cơ thể như các môn thể thao khác, giúp giảm trọng lượng lên hệ tĩnh mạch. Đồng thời, các động tác trong quá trình bơi hỗ trợ tĩnh mạch đưa máu trở về tim hiệu quả hơn, từ đó làm giảm các triệu chứng đau nhức và cảm giác nặng nề do suy giãn tĩnh mạch.
Đạp xe đạp
Đi xe đạp vừa tăng cường sức khỏe của hệ tim mạch vừa có lợi cho hệ tĩnh mạch. Đây là môn thể thao đòi hỏi hai chân hoạt động liên tục, khớp gối và gân cơ co dãn một cách nhịp nhàng, cùng với sự linh hoạt của cổ chân trong di chuyển. Nhờ vào những tính chất này, việc lưu thông máu trong tĩnh mạch dễ dàng hơn và giúp giảm đau mãn tính do suy tĩnh mạch.
Trong tư thế ngồi trên yên xe đạp, áp lực giảm đối với hai chân từ trọng lượng cơ thể, điều này giúp cải thiện lưu thông máu trong các mạch máu. Việc máu được thúc đẩy trở về tim hiệu quả hơn làm giảm các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch ở chân.
Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm thông tin về vấn đề giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết hoặc về ghế massage thì comment ngay phía dưới bài viết này, Buheung sẽ giải đáp ngay. Xem thêm thông tin về ghế massage và thông tin sức khỏe bổ ích tại blog ghế massage Buheung nhé.
Liên hệ:
Fanpage: Buheung.vn – Ghế Massage chăm sóc sức khỏe số 1 Hàn Quốc
Hotline: 1800 6977
ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT