Giãn Tĩnh Mạch Chi Dưới Có Chữa Được Không?

Khoa học công nghệ ngày càng phát triển vượt bậc, đặc biệt trong lĩnh vực y khoa. Vì vậy, có rất nhiều phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Quan trọng bạn nên phát hiện kịp thời và điều trị sớm để không tốn quá nhiều công sức, tiết kiệm thời gian và tránh những biến chứng nguy hiểm. 

Nguyên nhân và triệu chứng của giãn tĩnh mạch chi dưới

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chân, trong đó nguyên nhân chính là do tổn thương hệ thống van một chiều của hệ tĩnh mạch ngoại biên. Những van này bị tổn thương do các lý do sau:

  • Quá trình lão hóa do tuổi già.
  • Hoạt động hàng ngày hoặc môi trường làm việc đòi hỏi nhiều thời gian ngồi, đứng lâu, ít vận động, hoặc sống trong môi trường ẩm ướt, tăng áp lực tĩnh mạch ở chân, dẫn đến tổn thương van.
  • Béo phì hoặc chế độ ăn uống không cân bằng, thiếu chất xơ và vitamin cũng có thể gây tổn thương van.
  • Phụ nữ mang thai vì trong giai đoạn thai kỳ, trong lực cơ thể lớn, gây áp lực lên đôi bàn chân, ảnh hưởng đến hệ tĩnh mạch. 

Triệu chứng

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới thường tiến triễn qua các giai đoạn với những triệu chứng đi kèm như sau: 

Giai đoạn khởi phát 

Triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng và thường thoáng qua. Những dấu hiệu thường gặp bao gồm đau chân, mỏi chân, chân có cảm giác nặng nề, phù nhẹ khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều, và đau chuột rút vào buổi tối. Vì những triệu chứng này khá mờ nhạt mà nhiều người thường không chú ý và chủ quan 

Giai đoạn biểu hiện 

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân gây ra nhiều biểu hiện như chân phù to, cảm giác mang giày dép chật, và chàm da ở vùng cẳng chân do sự thay đổi màu sắc da do máu bị ứ lại trong tĩnh mạch, dẫn đến rối loạn biến dưỡng. Bệnh thường đi kèm với cảm giác nặng chân, đau nhức chân, và phù do máu ứ đọng trong tĩnh mạch không thể thoát ra. Trường hợp nặng có thể làm tĩnh mạch nổi phồng, méo mó, và dãn mạch chân, hình thành các vùng da màu tím bầm rõ rệt.

Giai đoạn chuyển biến nặng 

Thường xuyên viêm chân có thể dẫn đến sưng phù gây khó khăn trong việc di chuyển. Nếu nặng hơn, có thể dẫn đến các biến chứng như loét chân, nhiễm trùng, và trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến cắt cụ chi, khiến quá trình điều trị trở nên phức tạp hơn và thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.

Chẩn đoán giãn tĩnh mạch chi dưới

Khám lâm sàng

Suy giãn tĩnh mạch có thể được xác định bằng cách phân tích các yếu tố nguy cơ và các triệu chứng mà người bệnh trình bày. Đặc điểm ở những người có da dưới mỏng là có thể nhìn thấy và cảm nhận được các tĩnh mạch bị giãn và căng nhanh khi họ chuyển từ tư thế nằm sang đứng. 

Giãn Tĩnh Mạch Chi Dưới Có Chữa Được Không? 1

Các phương pháp hình ảnh học

Siêu âm Doppler mạch máu được sử dụng để chẩn đoán khi phát hiện dòng máu trào ngược qua van tĩnh mạch với thời gian kéo dài hơn 0.5 giây ở tĩnh mạch hiển và tĩnh mạch sâu ở cẳng chân, hoặc hơn 1 giây ở tĩnh mạch đùi khoeo. Quá trình siêu âm này cũng giúp xác định tổn thương của các van tĩnh mạch lớn và nhỏ trong hệ thống tĩnh mạch sâu, cũng như các van tĩnh mạch xuyên, từ đó hỗ trợ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch chi dưới

Điều trị không phẫu thuật

Tâp thể dục đều đặn 

Các bài tập vận động được thiết kế để cải thiện chức năng bơm máu của hệ thống cơ chi dưới bao gồm vận động các cơ bắp, đặc biệt khi đứng hoặc ngồi. Đồng thời, cần tránh tư thế đứng lâu, ngồi chếch chân quá lâu hoặc giữ tư thế tĩnh trong thời gian dài. Khuyến khích thực hiện các hoạt động như đi bộ, chạy bộ và đạp xe để duy trì sức khỏe và chức năng của cơ thể.

Sử dụng vớ y khoa 

Vớ y khoa, hay còn gọi là tất y khoa, là loại vớ chuyên dụng được thiết kế để phòng ngừa và điều trị suy giãn tĩnh mạch chân. Đây là những chiếc vớ ôm sát vào chân, giúp cải thiện lưu thông máu ở phần chi dưới hiệu quả hơn. Đặc tính nén của vớ y khoa có thể khác nhau tùy vào loại và thương hiệu, và đây được coi là lựa chọn hàng đầu cho những người mắc suy giãn tĩnh mạch.

Các loại vớ y khoa thường được bán tại hầu hết các hiệu thuốc và cửa hàng cung cấp thiết bị y tế. Tuy nhiên, trước khi sử dụng các loại vớ này cho điều trị suy giãn tĩnh mạch, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.

Sử dụng thuốc 

Các thuốc điều trị nội khoa cho suy giãn tĩnh mạch thường có tác dụng gia tăng độ co của tĩnh mạch. Tuy nhiên, các loại thuốc đặc hiệu để điều trị tình trạng này vẫn còn hạn chế và ít. Điều trị bằng thuốc yêu cầu sự kiên trì kéo dài, thường phải chia thành nhiều đợt, và thường ít nhất là 6 tháng để duy trì hiệu quả cao nhất của thuốc.

Bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính thường được dùng thuốc hỗ trợ tĩnh mạch như Daflon để giảm triệu chứng viêm mạn tính và giảm phù. Trong trường hợp bệnh nhân có loét tĩnh mạch lớn và kéo dài, thường được khuyến cáo sử dụng flavonoid dạng siêu mịn hoặc pentoxifylline phối hợp với điều trị áp lực.

Diosmin hoặc hesperidin thường được chỉ định để giảm chuột rút và phù do nguyên nhân từ suy giãn tĩnh mạch. Rutosides được sử dụng để điều trị tình trạng phù.

Khi điều trị bệnh nội khoa, bác sĩ thường có thể kê thêm các loại thuốc hỗ trợ như kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau và thuốc chống đông, dựa vào tình trạng sức khỏe cụ thể của bệnh nhân.

Điều trị phẫu thuật

Phương pháp laser

Phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng laser, sử dụng nhiệt để đốt tĩnh mạch giãn, mang lại hiệu quả tuyệt đối. Sau khi áp dụng phương pháp này, bệnh nhân có thể trở lại sinh hoạt bình thường.

Giãn Tĩnh Mạch Chi Dưới Có Chữa Được Không? 2

Phương pháp laser điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng nhiệt từ ánh sáng laser để làm co lại tĩnh mạch. Trong quá trình này, bác sĩ sẽ đưa sợi laser vào trong tĩnh mạch bị giãn. Khi nguồn năng lượng được kích hoạt, tia laser được chiếu vào vị trí cần can thiệp và được kéo ra từ từ, khiến hai thành tĩnh mạch gắn kết với nhau. Cùng lúc đó, việc gây tê kết hợp bơm nước xung quanh tĩnh mạch sẽ giúp giảm tác động của tia laser lên các mô xung quanh, hạn chế nguy cơ bỏng mô và tránh các biến chứng liên quan đến dây thần kinh cảm giác.

Bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới nặng nên chọn điều trị bằng laser nội tĩnh mạch. Phương pháp này thực hiện nhanh, ít xâm lấn và có ít biến chứng. Thời gian điều trị ngắn, bệnh nhân có thể xuất viện trong ngày. Thêm vào đó, thời gian phục hồi nhanh chóng, bệnh nhân có thể đi lại ngay sau khi phẫu thuật. Đây là phương pháp có tỉ lệ thành công cao và đảm bảo tính thẩm mỹ.

Điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng laser không gây sẹo và có thời gian phục hồi nhanh chóng. Bệnh nhân có thể quay lại làm việc bình thường vào ngày hôm sau.

Lợi ích của việc điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng laser bao gồm việc loại bỏ các tĩnh mạch nông bị giãn và rối loạn chức năng, giúp bệnh nhân hết các triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa biến chứng của bệnh suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới. Trong phần lớn các trường hợp, các triệu chứng khó chịu do suy giãn tĩnh mạch sẽ biến mất hoàn toàn.

Sclerotherapy (tiêm xơ)

Phương pháp tiêm xơ giãn tĩnh mạch là phương pháp điều trị hạn chế xâm lấn tối đa để loại bỏ tĩnh mạch mạng nhện, tĩnh mạch lưới và các búi giãn tĩnh mạch nhỏ ở chân. Dung dịch thuốc gây xơ tạo bọt được tiêm vào lòng mạch bằng kim nhỏ, có tác dụng kích thích viêm và teo xơ tĩnh mạch theo thời gian.

Giãn Tĩnh Mạch Chi Dưới Có Chữa Được Không? 3

Sau khi tiêm xơ tĩnh mạch, tùy thuộc vào kích thước của  các tĩnh mạch được điều trị, chúng sẽ dần mờ đi trong khoảng vài tuần đến vài tháng. Một số trường hợp có thể cần nhiều lần tiêm xơ để đạt được tình trạng xơ hóa hoàn toàn.

Trong tất cả phương pháp ngoại khoa để điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới, thủ thuật tiêm xơ tĩnh mạch được xem là phương pháp ít xâm lấn và đơn giản nhất, thường chỉ mất từ 10 đến 30 phút để thực hiện. Phương pháp này không chỉ giảm đau và không gây chảy máu mà còn có thời gian phục hồi nhanh và hiệu quả cao. Sau thủ thuật, bệnh nhân có thể đứng dậy, đi lại bình thường và rời viện ngay sau đó.

Phương pháp tiêm xơ tĩnh mạch chỉ giải quyết vấn đề ở phần “ngọn” của các tĩnh mạch nhỏ, trong khi nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch cần được đánh giá kỹ lưỡng thông qua các buổi thăm khám và đánh giá. Dựa trên những kết quả này, bác sĩ có thể tiên lượng và chọn phương pháp điều trị thích hợp để ngăn ngừa tái phát trong tương lai. Để phòng ngừa hiệu quả suy giãn tĩnh mạch, tuân thủ lối sống lành mạnh và giảm áp lực lên chân là điều cần thiết.

Phẫu thuật loại bỏ tĩnh mạch (vein stripping)

Phương pháp Stripping, hay lột bỏ tĩnh mạch, sử dụng dụng cụ đặc biệt để loại bỏ các tĩnh mạch nông bị giãn. Đây là phương pháp điều trị triệt để với tỷ lệ tái phát thấp nhất. Trước đây, trước những năm 2000, phẫu thuật này thường được sử dụng làm phương pháp chính trong điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Tuy nhiên, trong hơn 10 năm qua, sự phát triển của kỹ thuật laser và sóng cao tần nội tĩnh mạch đã mang lại kết quả rất tốt. Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của kỹ thuật này, phẫu thuật lột bỏ tĩnh mạch đã gần như hoàn toàn bị thay thế.

Giãn Tĩnh Mạch Chi Dưới Có Chữa Được Không? 4

Phương pháp đóng tĩnh mạch bằng sóng radio (radiofrequency ablation)

Một trong những tiến bộ mới nhất của y học là sử dụng sóng cao tần để xử lý dòng máu trào ngược trong điều trị suy tĩnh mạch mãn tính chi dưới, được gọi là RFA (radio frequency ablation). Phương pháp này đã được Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ phê duyệt để áp dụng rộng rãi tại Mỹ. Tại Việt Nam, một số cơ sở điều trị và các chuyên gia từ Hội Tĩnh mạch học TP.HCM cũng đã áp dụng phương pháp này và ghi nhận kết quả tích cực.

RFA (radio frequency ablation) là phương pháp sử dụng năng lượng nhiệt để hủy bỏ mô, thông qua sự ma sát của các ion trong mô dưới tác động của dòng điện xoay chiều, với tần số từ 200 đến 1.200 MHz, nằm trong khoảng sóng âm thanh. Dòng điện từ máy được truyền vào mô cơ thể thông qua một điện cực dạng kim (needle electrode). Dòng sóng radio từ đầu kim tạo ra nhiệt, làm khô mô xung quanh bằng cách làm mất nước trong tế bào và gây hoại tử đông phần mô cần loại bỏ. 

RFA được sử dụng để loại bỏ dòng máu trào ngược trong tĩnh mạch lớn, thường được áp dụng cho những bệnh nhân giãn tĩnh mạch ở mức độ 2 trở lên theo phân loại CEAP. Đối với những người đã được điều trị bằng thuốc và đeo vớ áp lực trong hơn một tháng mà không có sự cải thiện về triệu chứng hoặc điểm độ nặng lâm sàng, siêu âm cho thấy có dòng máu trào ngược trong hệ tĩnh mạch, RFA có thể là phương pháp điều trị được xem xét.

Phòng ngừa giãn tĩnh mạch chi dưới

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến suy giãn tĩnh mạch sâu là áp lực máu tăng lên trong tĩnh mạch sâu ở chân hoặc các cơ quan khác. Do đó, có thể ngăn ngừa bệnh bằng các biện pháp sau đây:

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh 

Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể và nguy cơ phát triển các bệnh lý. Cả người không mắc bệnh muốn ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch sâu và người đang điều trị nên tuân thủ các khuyến cáo sau:

  • Đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng hàng ngày.
  • Tăng cường bổ sung các loại Vitamin và khoáng chất tự nhiên, cùng các chất chống oxy hóa để tăng cường sức khỏe thành mạch và giảm nguy cơ giãn mạch, từ đó ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch sâu.

Để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch sâu bạn cần duy trì cân nặng phù hợp và hợp lý.

  • Giảm cân nếu đang thừa cân hoặc béo phì một cách khoa học. Điều này sẽ giúp giảm áp lực đối với các cơ quan và mạch máu trong cơ thể.
  • Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày: Người trưởng thành nên uống từ 1.5 đến 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo hoạt động chuyển hóa, hấp thu và thải lọc tự nhiên.

Thói quen sinh hoạt hằng ngày 

Thói quen mặc quần áo: Để tránh suy giãn tĩnh mạch sâu, nên hạn chế mặc quần áo quá chật, đặc biệt là các loại quần bò, quần thể thao có chất liệu cứng và bó sát vùng chậu, hông, và chân. Những loại quần áo này có thể làm giảm lưu thông máu và tăng áp lực lên thành mạch máu.

Tư thế nằm và ngồi: Đây đươc xem hai tư thế cơ bản trong sinh hoạt thường nhật tuy nhiên không phải ai cũng biết cách nằm đúng. Chuyên gia khuyên nên kê chân cao hơn tim từ 15 – 20cm khi nằm để giúp máu lưu thông từ chân về tim tốt hơn. Đối với ghế ngồi, nên lựa chọn loại có chiều cao phù hợp để ngồi đúng tư thế, tránh tình trạng trọng lượng cơ thể dồn vào một vùng cơ thể nhất định.

Các tư thế không tốt như ngồi xổm, ngồi vắt chéo chân cần tránh để giảm nguy cơ suy giãn tĩnh mạch.

Mang giày cao gót: Nếu thường xuyên mang giày, nên ưu tiên các loại giày gót thấp và đế mềm. Không nên đi giày cao gót thường xuyên. Trong trường hợp cần đi giày cao gót, hãy cố gắng đi cân bằng để trọng lượng cơ thể được phân bố đều lên cả hai chân.

Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm thông tin về vấn đề giãn tĩnh mạch chi dưới có chữa được không.  Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết hoặc về ghế massage thì comment ngay phía dưới bài viết này, Buheung sẽ giải đáp ngay. Xem thêm thông tin về ghế massage và thông tin sức khỏe bổ ích tại blog ghế massage Buheung nhé.

Liên hệ:
Fanpage: Buheung.vn – Ghế Massage chăm sóc sức khỏe số 1 Hàn Quốc
Hotline: 1800 6977

<