Nhức đầu mệt mỏi là một triệu chứng thường nhật xuất hiện ở mọi tầng lớp, độ tuổi và thể trạng. Chúng xuất hiện nhiều đến mức mà chúng ta có phần xem thường và chỉ xem đó như là một cơn bệnh nhẹ mãn tính. Thật chất thì tình trạng này còn báo hiệu nhiều vấn đề khác của sức khoẻ, đó là triệu chứng của nhiều bệnh lý thậm chí rất nguy hiểm và cản trở đến cuộc sống. Hãy cùng tìm hiểu về các nguyên nhân & cách xử lý khi bạn thường xuyên gặp phải tình trạng đau đầu mệt mỏi.
Mối liên quan giữa nhức đầu và mệt mỏi
Nhức đầu là tình trạng đau nhức mỏi ở vùng đầu và có thể xuất hiện ở cả một phần vùng mặt, thông thường những cơn đau sẽ tập trung ở vùng đỉnh đầu, một nửa khắp đầu, thái dương, phía sau tai hoặc thậm chí là âm ỉ phía trong đầu hộp sọ. Cơ chế xảy ra đau đầu là do các thực thể cảm thụ cơn đau bị kích thích bởi nhiều nguồn gốc bệnh mãn tính như rối loạn giấc ngủ, bệnh về não bộ, thiếu máu, viêm nhiễm hoặc do stress, căng thẳng.
Trong khi đó, mệt mỏi là tình trạng thiếu năng lượng để cơ thể thực hiện các hoạt động thể chất bình thường nên đôi khi còn được gọi là kiệt sức (cấp độ mạnh hơn của mệt mỏi). Chúng khiến chúng ta trở nên khó khăn trong việc duy vì và thực hiện mọi hành động trong cuộc sống, dù chỉ đơn giản như bước đi nhẹ, đứng lên ngồi xuống hay cầm nắm cũng trở nên nặng nề như đeo tạ trên người vậy.
Minh chứng cho sự liên quan mật thiết giữa nhức đầu và mệt mỏi như sau: một nghiên cứu cho thấy sự mệt mỏi ở 70% những người bị đau đầu, và một nghiên cứu khác cho thấy sự mệt mỏi ở 84% những người bị chứng đau nửa đầu mãn tính. Đó là lý do vì sao mà hầu hết bạn sẽ gặp tình trạng nhức đầu mệt mỏi xảy ra cùng lúc.
15 nguyên nhân gây thường xuyên nhức đầu mệt mỏi
Hiện nay các tổ chức y tế hàng đầu đã công bố trên thế giới hiện có đến 70 nhóm bệnh đau đầu và hơn 150 loại đau đầu khác nhau. Theo các chuyên gia, có 3 nhóm nguyên nhân chính gây ra tình trạng nhức đầu mệt mỏi cho cơ thể, đó là: mệt mỏi do lối sống sinh hoạt không điều độ, mệt mỏi do tâm thần kinh, và mệt mỏi do các bệnh lý gây ra. Sau đây là 15 nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng đau đầu mệt mỏi.
Mất nước
Nước là nguồn năng lượng thiết yếu cho cơ thể hoạt động nên tình trạng thiếu hụt nước chắc chắn sẽ khiến cơ thể không chỉ mệt mỏi nhức đầu, kiệt sức mà đôi khi còn phải cố gắng bù đắp lượng nước thiếu đó bằng cách cắt giảm hoạt động nhiều bộ phận, tăng cường quá mức hệ bài tiết.
Ngăn ngừa tình trạng nhức đầu mệt mỏi do mất nước không quá khó, nhưng phải kiên trì để tạo thói quen uống đủ nước mỗi ngày (tuỳ theo từng thể trạng). Trong trường hợp xảy ra mất nước nên bổ sung ngay các loại nước uống điện giải hoặc nước uống có đường để nhanh chóng nạp lại năng lượng cho cơ thể.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc, lạm dụng thuốc
Tỷ lệ đau đầu do lạm dụng thuốc là 1 đến 2% trong dân số nói chung. Nó phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Bên cạnh đó nhiều hoạt chất hoặc tá dược trong các loại thuốc cũng được ghi nhận là có khả tăng gây tác dụng phụ đau đầu mệt mỏi lên người bệnh như thuốc giảm đau, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị bệnh cao huyết áp, thuốc chống viêm…
Người nhạy cảm dễ bị dị ứng các thành phần trong thuốc biệt dược cần lưu ý quan tâm đến liều lượng và cách sử dụng của chúng để hạn chế xảy ra tình trạng đau đầu mệt mỏi.
Caffein
Khi sử dụng đúng thời điểm, đúng liều lượng thức uống có chứa caffein thì rất hữu ích trong việc giúp ta tỉnh táo, minh mẫn làm việc và tràn đầy năng lượng, sự tập trung. Thế nhưng Caffein vẫn có tính chất của chất kích thích và có thể gây nghiện, sử dụng quá hàm lượng cho phép trong một ngày thì dễ dẫn đến mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, hệ thần kinh trung ương bị kích thích quá nhiều.từ đó sẽ gây ra các cơn đau đầu và mệt mỏi.
Hội chứng mệt mỏi mãn tính
CFS (Chronic Fatigue Syndrome) là hội chứng mệt mỏi mãn tính mới được các nhà khoa học xác nhận gần đây do sự xuất hiện ngày càng phổ biến trong xã hội. Đó là những cơn mệt mỏi, uể oải thường xuyên xảy ra nhiều lần không rõ nguyên nhân, không liên quan đến các bệnh lý có triệu chứng mệt mỏi. Thời gian bệnh kéo dài trên 6 tháng, dù có thay đổi chế độ sinh hoạt ngủ nghỉ nhưng vẫn không thuyên giảm các triệu chứng.
Bệnh lý này hiện gặp nhiều ở các nước đang phát triển do áp lực xã hội, tỷ lệ thường gặp ở nữ giới nhiều hơn. Hội chứng mệt mỏi mãn tính có vẻ như ít gây những tổn thương nặng về thể chất tinh thần nhưng việc tần suất xuất hiện lặp lại nhiều lần dễ gây chán nản, giảm động lực giao tiếp hoạt động xã hội và hơn hết là giảm chất lượng cuộc sống, hiệu quả học tập và làm việc.
Đau cơ xơ hóa
Đau cơ xơ hoá đặc trưng bởi triệu chứng các cơn đau ở xương lan toả khắp cơ thể, nguyên nhân được cho là do não bộ bị rối loạn các tín hiệu cơn đau xuất phát từ nhiều yếu tố như gen di truyền, căng thẳng thường xuyên, các chấn thương thể chất hoặc tâm lý. Những cơn đau âm ỉ toàn thân hay vùng đầu và hai bên hông, mệt mỏi thiếu năng suất, mất trí nhớ, khó ngủ là những triệu chừng lâm sàn của đau cơ xơ hoá.
Nếu gặp các dấu hiệu trên bạn nên liên hệ bác sĩ để chẩn đoán có phải là đau cơ xơ hoá hay không để tìm ra nguyên nhân sớm nhất và điều trị.
Rối loạn giấc ngủ
Giấc ngủ có tầm ảnh hưởng quan trọng đến sức khoẻ toàn diện của chúng ta, bất kỳ các dấu hiệu thất thường nào về giấc ngủ dẫn đến rối loạn cũng sẽ gây ra tình trạng đau đầu mệt mỏi, đau nửa đầu, chất lượng giấc ngủ sụt giảm. Các triệu chứng thường thấy của bệnh rối loạn giấc ngủ đó là khó ngủ hoặc ngủ rất nhiều, tỉnh giấc nhiều lần khiến giấc ngủ không được sâu, hay bị khó thở trong lúc ngủ…
Chấn thương não tạm thời do va chạm hoặc tác động vào đầu
Những tác động vật lý gây chấn thương vào vùng đầu hoặc thậm chí ảnh hưởng đến não chắc chắn sẽ gây ra tình trạng đau đầu nặng như búa bổ, khó chịu dễ dẫn đến mệt mỏi toàn thân, nguy hiểm hơn là những bệnh lý nặng như mất trí nhớ tạm thời, buồn nôn, thay đổi hành vi và tâm trạng.
Nếu bạn hoặc người thân gặp đau đầu mệt mỏi kèm thêm các triệu chứng nặng như trên cần liên hệ bác sỹ chuyên khoa thần kinh sớm để điều trị.
Uống quá nhiều bia rượu
Các loại đồ uống có cồn và bia rượu dẫn đến tình trạng say kích thích hệ thần kinh, không kiểm soát được hành vi. Nhất là những cơn đau đầu mệt mỏi ập đến sau khi tỉnh lại trong lúc cơ thể đang mất nước, giãn tỉnh mạch do rượu bia càng khiến trạng thái này trở nên khó chịu. Giải pháp tạm thời và nhanh nhất là hãy luôn chuẩn bị sẵn thuốc giải rượu mỗi khi bạn có việc cần phải dùng tới đồ uống có cồn, bổ sung nước ngay khi vừa tỉnh lại.
Cảm lạnh, cảm cúm
Cảm lạnh hay cảm cúm do vi rút gần như là điều khó tránh khỏi. Chúng thường xuất hiện những cơn sốt từ nhẹ đến nặng kèm theo sổ mũi, ho, đau họng và đau đầu, mệt mỏi kiệt sức. Tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch bằng lối sống điều độ, ăn uống đủ dinh dưỡng kèm thêm luyện tập thể thao vừa phải là biện pháp khoa học nhất để bạn nhanh chóng phục hồi cơ thể mỗi khi bị cúm, cảm lạnh.
Thiếu máu
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu nhưng nhìn chung vẫn là do việc thiếu giảm tế bào hồng cầu, lượng oxy chuyển đến các mô, cơ quan và các bộ phận khác không đủ cung cấp năng lượng cần thiết để chúng hoạt động bình thường. Vì vậy thiếu máu rất dễ gây ra tình trạng mệt mỏi yếu ớt kèm theo xanh xao, lạnh tay chân, móng dễ gãy, đau ngực. Trường hợp thiếu máu não thì những cơn nhức đầu còn nặng hơn, kèm theo chóng mặt khó thở thậm chí có thể gây ngất xỉu, choáng váng.
Kinh nguyệt
Hội chứng tiền kinh nguyệt gây ra nhiều biến đổi tâm trạng và thể trạng ở nữ giới trước kỳ kinh do nội tiết tố cũng có tác động gây mệt mỏi, đau đầu và đau bụng, dễ cáu gắt thay đổi cảm xúc, khó ngủ, chán ăn hoặc thèm ăn quá mức. Hầu hết mọi phụ nữ đều sẽ trải qua các triệu chứng này, nếu cảm giác đau đầu mệt mỏi không xuất hiện vào thời gian này thì có thể là do các nguyên nhân khác.
Căng thẳng, mỏi mắt
Lối sống hiện đại tiếp xúc nhiều với các thiết bị kỹ thuật số liên tục mỗi ngày dẫn đến tình trạng căng thẳng và đau mỏi mắt là điều khó tránh khỏi, nhất là với nhân viên văn phòng. Khi tạo áp lực căng thẳng vùng mắt sẽ ảnh hưởng một phần đến não bộ gây đau đầu, mỏi mắt khó ngủ và lâu dài sẽ khiến bạn mệt mỏi, giảm thị lực.
Thường xuyên cho mắt nghỉ ngơi, rời khỏi màn hình các thiết bị kỹ thuật số như máy tính, điện thoại, laptop ít nhất 15-20 phút. Không quá sức khi mắt rơi vào tình trạng mệt mỏi là một số biện pháp cải thiện tình trạng trên.
Phụ nữ khi mang thai
Những thay đổi lớn về hormone và thể trạng, thói quen sống của phụ nữ mang thai thường gây ra tình trạng nhức đầu mệt mỏi. Tập trung chủ yếu trong giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Do tình trạng thiếu máu hoặc căng thẳng, trọng lượng thai nhi lớn làm ảnh hưởng quá trình lưu thông máu cơ thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu mệt mỏi.
Những triệu chứng này trong thời kỳ mang thai là bình thường nên các mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng, cần nghỉ ngơi hợp lý để bảo đảm cả sức khoẻ của mẹ và thai nhi. Nếu tình trạng xảy ra liên tục kèm các triệu chứng khác lạ thì cần gặp ngay bác sĩ sản khoa để được hỗ trợ.
Lupus ban đỏ
Bệnh lupas ban đỏ là một dạng bệnh tự nhiễm mãn tính, dễ dàng nhận biết bằng mắt thường với sự xuất hiện các nốt sưng đỏ hình cánh bướm ngoài da ở khắp cơ thể, chủ yếu là vùng mặt và các khớp ngón tay. Kèm theo đó là những triệu chứng mệt mỏi uể oải, có thể sốt nhẹ, đau đầu và nhức mỏi xương khớp toàn thân, đau ngực khó thở. Lupus ban đỏ có thể xảy ra dưới dạng cấp tính, ở một số thể ban đỏ không điều trị kịp thời dẫn đến giai đoạn cuối sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng hoặc gây biến chứng cho nhiều hệ thống quan trọng trong cơ thể như thần kinnh, tim mạch, hô hấp…
Ngoài điều trị bằng thuốc biệt dược theo đơn của bác sĩ, người bị bệnh lupas ban đỏ cần chú ý chế độ nghỉ ngơi vận động hợp lý để tránh tình trạng teo cơ, cứng khớp.
Trầm cảm
Mặc dù là bệnh tâm lý thế nhưng bệnh trầm cảm hoàn toàn có thể gây ra các triệu chứng về thể chất, nhất là đau nhức vùng đầu do suy nghĩ lo âu quá mức. Những căng thẳng khiến người trầm cảm rối loạn giấc ngủ, ăn uống không điều độ khoa học và những suy nghĩ tiêu cực kéo theo sự giảm sút sức khoẻ toàn thân, họ luôn rơi vào tình trạng mệt mỏi không muốn hoạt động.
Các loại thuốc giảm đau chỉ có tác dụng tức thời giảm thiểu các triệu chứng đau đầu mệt mỏi. Để điều trị hiệu quả và tận gốc, người bệnh cần nhiều thời gian hơn và phát hiện sớm bệnh trầm cảm qua các dấu hiệu về tâm lý, tâm trạng và cảm xúc.
Cách giảm đau đầu, nhức mỏi toàn thân tại nhà
Sau đây là một số phương pháp giúp bạn giảm nhanh cơ đau đầu mệt mỏi tại nhà trước khi phải sử dụng đến thuốc uống:
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh vùng trán.
- Tắm hoặc ngâm chân nước ấm.
- Uống đủ nước.
- Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc khi cơ thể có phản ứng mệt mỏi, căng thẳng.
- Tránh xa tiếng ồn, nơi có ánh sáng gắt
- Bổ sung vitamin C, sắt và các khoáng chất qua thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng phù hợp.
- Massage, bấm huyệt với dầu nóng giúp thư giãn, giảm căng cơ, kích thích tuần hoàn máu. Hoặc sử dụng ghế massage toàn thân để thư giãn.
- Ngưng sử dụng chất kích thích như caffein, bia rượu, thuốc lá
- Hít thở sâu ở nơi thoáng khí, nhiều oxy
- Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh (màn hình máy tính, laptop, điện thoại)
Khi nào nên đi khám bác sĩ vì đau đầu mệt mỏi
Trong cuộc sống bận rộn nhiều áp lực hiện nay cùng những thói quen sống không lành mạnh là những cơ hội tốt để triệu chức đau đầu mệt mỏi len lỏi vào cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Tuy nhiên bạn cần khám bác sĩ ngay trong các trường hợp sau:
- Đau đầu mệt mỏi đã sử dụng nhiều phương pháp và uống thuốc nhưng vẫn không thuyên giảm.
- Triệu chứng đau đầu mệt mỏi xuất hiện kèm nhiều dấu hiệu lâm sàn như buồn nôn, kiệt sức, choáng ngất xỉu, tay chân bũng rũng, đau ngực khó thở…
- Các cơn đau đầu ngày càng trở nặng, gây ra các dấu hiệu bất thường về tâm lý, thần kinh, giảm sút trí nhớ.
- Đau đầu mệt mỏi thường xuyên và kéo dài, xuất hiện cấp tính không rõ nguyên nhân.
- Cơ thể suy nhược giảm chất lượng cuộc sống, khó tập trung, chán nản không muốn tham gia bất cứ hoạt động xã hội nào.
Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm thông tin về nhức đầu mệt mỏi. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết hoặc về ghế massage thì comment ngay phía dưới bài viết này, Buheung sẽ giải đáp ngay. Xem thêm thông tin về ghế massage và thông tin sức khỏe bổ ích tại blog ghế massage Buheung nhé.
Liên hệ:
Fanpage: Buheung.vn – Ghế Massage chăm sóc sức khỏe số 1 Hàn Quốc
Hotline: 1800 6977
ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT