Nhức Mỏi Bắp Chân Về Đêm Nguy Hiểm Không: Dấu Hiệu, 8 Nguyên Nhân, Cách Giảm Nhức Mỏi

Chân là bộ phận giúp nâng toàn bộ trọng lượng của cơ thể và giúp cơ thể cân bằng. Đôi khi bạn nhức mỏi chân là chuyện bình thường vì nó chỉ ra rằng hôm ấy bạn đã hoạt động quá sức. Tuy nhiên, nếu tình trạng nhức mỏi bắp chân về đêm kéo dài, thường xuyên và đột ngột xảy ra thì có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Cùng Buheung tìm hiểu về chứng nhức mỏi chân ban đêm để có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề này nhé. 

Biểu hiện nhức mỏi bắp chân về đêm

nhức mỏi bắp chân về đêm

Nhức mỏi bắp chân vào ban đêm là hiện tượng dây chằng và gân ở xung quanh cơ bị rối loạn chức năng dẫn đến vùng cơ bắp, mô mềm ở chân bị tê mỏi, nhức nhối, đau buốt hoặc chuột rút. 

Nhức mỏi chân thường xảy ra vào ban đêm hoặc rạng sáng – thời điểm mà nồng độ Cortisol, một hormone giúp giảm đau trong cơ thể giảm mạnh. Nhức mỏi chân thường rơi vào những người cao tuổi, người ít vận động và có các vấn đề về bệnh lý xương khớp. Nhức mỏi chân là chuyện bình thường vì nó tuỳ thuộc vào lối sống, nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nếu tình trạng nhức mỏi chân về đêm kéo dài thì cần thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chuyên sâu hơn và có biện pháp điều trị thích hợp.

Nguyên nhân gây nhức mỏi bắp chân về đêm

Nhức Mỏi Bắp Chân Về Đêm Nguy Hiểm Không: Dấu Hiệu, 8 Nguyên Nhân, Cách Giảm Nhức Mỏi 1

  1. Thay đổi thời tiết: Áp suất khí quyển, nhiệt độ và ánh sáng ảnh hưởng là tác nhân khiến chân bạn bị nhức mỏi hàng đêm. Hệ thống dây thần kinh trong xương cảm nhận được sự thay đổi của áp suất bên ngoài, khi áp suất thay đổi hệ thống gân, cơ và các mô mềm bị giãn ra và co lại khiến bạn có cảm giác tê buốt, đau chân. Nhiệt độ và ánh sáng cũng đóng vai trò trong việc đó, ví dụ như trời nắng mưa đột ngột thường nhức chân mà dân gian thường gọi là “trúng hơi đất”. Bởi hiện tượng “hơi đất” xuất hiện khi có sự thay đổi đột ngột của thời tiết. Khi trời đang nắng, mưa xuống khiến nhiệt độ giảm, độ ẩm cũng thay đổi khiến cơ thể không kịp thích nghi dễ dẫn đến ốm, đau nhức xương khớp do chưa kịp thích nghi. Bên cạnh đó  vào mùa hè hàm lượng vitamin D trong ánh sáng mặt trời cao hơn nên hệ thống thần kinh cũng bị kích hoạt mạnh hơn, gây ra những cơn đau nhức cho chân tay. 
  2. Thiếu nước: Nhiều người không nghĩ rằng việc đau chân có liên quan đến sự thiếu nước. Mất nước không chỉ biểu hiện qua các triệu chứng như da khô, nước tiểu đậm màu, tiểu tiện ít, luôn cảm thấy đói bụng,..mà nó còn thể hiện qua việc đau nhức chân tay. Thiếu nước sẽ đi kèm với việc mất cân bằng điện giải, các chất điện giải như kali, canxi, natri, magie,.. có tác động lên các tế bào, cơ bắp, xương, khớp, thần kinh. Vì vậy không cung cấp đủ nước sẽ khiến cho chân của bạn nhức mỏi, cảm thấy yếu ớt, tê tái.  
  3. Tập luyện nhóm cơ chân quá sức: Thường gặp ở các vận động viên tập ở cường độ cao hoặc những người chơi môn thể thao dùng chân như nhiều bóng đá, bóng rổ, bơi lội, thể hình,…Khi bạn tập luyện quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể khiến chân tay rã rời vào ban đêm, cơ bắp sẽ nhức và tê mỏi, thần kinh của bạn cũng bị áp lực. Vì vậy bạn chỉ cần nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng hợp lý và tìm ra một liệu trình tập luyện phù hợp với sức chịu đựng của cơ thể và tăng dần cường độ để thích nghi.
  4. Hoạt động đi bộ, chạy, đứng quá lâu 1 tư thế: Chân nâng đỡ phần lớn toàn bộ cơ thể, do tính chất công việc nên bạn phải đứng suốt một ngày dài. Việc đứng lâu như thế khiến máu và nước tích tụ ở vùng dưới của cơ thể, gây nên sự mất cân bằng nước và điện giải dẫn tới những cơn đau nhức ở vùng chân. Bạn nên di chuyển, nghỉ ngơi, thay đổi tư thế trong mỗi 30 phút để tránh những áp lực không đáng có lên vùng chân nhé.
  5. Đau chân về đêm ở phụ nữ mang thai: Sự phát triển của thai nhi có thể gây áp lực và chèn ép lên các dây thần kinh ở chân, khiến chân người mẹ bị tê mỏi, đau nhức. Ngoài ra lượng máu được chuyển xuống vùng chân bị giảm sút khi mang thai dẫn đến tình trạng tê chân kéo dài trong suốt thai kỳ. Người mẹ nên hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu để tránh tình trạng bị chèn ép thêm các dây thần kinh, có thể chườm nóng lên vùng chân bị đau để giúp lưu thông máu huyết.
  6. Bệnh cơ xương khớp: điển hình là bệnh Crepitus (triệu chứng thường gặp là tiếng răng rắc, lục cục do nứt ở đầu xương) hoặc bệnh viêm khớp dạng thấp – một bệnh tự miễn cơ quan gây đau khớp, sưng khớp và nặng hơn là biến chứng biến dạng khớp ở bàn ngón chân.
  7. Bệnh lý mạch máu: bao gồm các bệnh như huyết khối tĩnh mạch sâu, giãn tĩnh mạch, viêm mô tế bào, nhiễm trùng,… Trong đó, điển hình là bệnh suy giãn tĩnh mạch, người bệnh thường có cảm giác chân tay nặng nề, rã rời, yếu cơ, bệnh nặng hơn vào lúc chiều tối và đêm, ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ.
  8. Bệnh thần kinh: bao gồm hội chứng chân không yên (tình trạng chân tay co giật không kiểm soát được) hoặc các bệnh làm tổn thương hệ thần kinh ngoại vi như bệnh tiểu đường hay tăng huyết áp lâu năm.

Cách trị đau nhức mỏi bắp chân về đêm tại nhà hiệu quả

Nhức Mỏi Bắp Chân Về Đêm Nguy Hiểm Không: Dấu Hiệu, 8 Nguyên Nhân, Cách Giảm Nhức Mỏi 2

  • Bổ sung đủ nước: Nước đóng vai trò quan trọng lên tất cả các bộ phận trong cơ thể từ cơ, xương, khớp, tế bào,…Bạn sẽ không thể khoẻ mạnh nếu thiếu nước vì vậy cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể từ 1,5 – 2L mỗi ngày để cơ thể có thể cân bằng được nước và điện giải, đặc biệt là nước ấm sẽ giúp máu huyết lưu thông tốt hơn. 
  • Massage chân: Massage chân bằng tay hoặc ghế massage, thiết bị massage chân như máy massage chân thường xuyên giúp lưu thông máu huyết. Nhất là trước khi đi ngủ để hạn chế tê và đau nhức vùng chân. 
  • Ngâm chân với nước muối ấm, thư giãn chân : Việc ngâm chân bằng nước ấm giúp kích thích mạch máu lưu thông, giãn cơ, làm dịu đi các cơn đau nhức 
  • Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục đều đặn đem lại nhiều lợi ích như giúp giảm căng thẳng lên hệ thần kinh tránh tình trạng hay lo lắng và trầm cảm, kiểm soát cân nặng tốt hơn giảm tải áp lực lên chân, máu huyết lưu thông tốt hơn tránh tình trạng chèn ép dây thần kinh, các khớp cơ mở rộng linh hoạt hơn. Nên chọn những bài tập phù hợp với thể trạng cơ thể và tuổi tác, ở tuổi lớn hơn tránh những bài tập nặng mà thay vào đó là các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ. Tập các bài thư giãn cơ bắp chân và toàn cơ thể sau tập luyện thể thao để giãn cơ, thư giãn cho vùng chân.
  • Bổ sung vitamin: canxi, kali, vitamin B12 : Đây là những chất rất quan trọng để giúp cơ xương và hệ thần kinh khỏe mạnh. Canxi có trong các chế phẩm từ sữa, rau dền, măng tây,…Kali có trong chuối, cà chua và nấm,…Vitamin B12 có trong thịt gia cầm, các sản phẩm từ sữa,…
  • Chế độ sống lành mạnh: Xây dựng một lối sống lành mạnh bằng việc tránh uống rượu bia, sử dụng chất kích thích những thứ tác động đến hệ thần kinh. Ăn uống khoa học đầy đủ dưỡng chất. Tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khoẻ. Luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ. Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm.
Nhức Mỏi Bắp Chân Về Đêm Nguy Hiểm Không: Dấu Hiệu, 8 Nguyên Nhân, Cách Giảm Nhức Mỏi 3
(Ghế massage chân chuyên dụng Buheng Mk 416)

Khi nào nên đi khám bác sĩ vì chứng nhức mỏi bắp chân về đêm

Như đã phân tích ở trên đau nhức bắp chân về đêm phần lớn không gây nguy hiểm nhiều cho sức khoẻ nhưng nếu nó kéo dài thì bạn nên thăm khám bác sĩ vì có thể nó đã thuộc về một bệnh lý nào đó cần chẩn đoán và can thiệp sâu hơn. 4 dấu hiệu bạn nên đi khám sớm không nên ỷ y hoặc tự ý điều trị tại nhà.

  • Chân yếu đột ngột: Bạn không thể đứng vững, giữ thăng bằng hoặc hoạt động bình thường được nữa, việc đứng lên ngồi xuống khó khăn.
  • Chân đau buốt, lan tỏa: Các vùng đau lan ra khắp chân, tê trong khoảng thời gian dài nhiều ngày liên tiếp không có xu hướng giảm, dù đã xoa bóp, ngâm chân,..
  • Ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, sinh lý : Đau nhức ở chân có kèm theo sốt (trên 38 độ C), kèm theo các triệu chứng khác như chán ăn, khó chịu, cơ thể mệt mỏi, uể oải.
  • Có các bệnh nền kèm theo: Cơn đau xuất hiện khi cơ thể đang mắc phải các bệnh lý khác như đái tháo đường hoặc tăng huyết áp lâu năm.

Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm thông tin về nhức mỏi bắp chân về đêm. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết hoặc về ghế massage thì comment ngay phía dưới bài viết này, Buheung sẽ giải đáp ngay. Xem thêm thông tin về ghế massage và thông tin sức khỏe bổ ích tại blog ghế massage Buheung nhé.

Liên hệ:
Fanpage: Buheung.vn – Ghế Massage chăm sóc sức khỏe số 1 Hàn Quốc
Hotline: 1800 6977

<