Nhức Mỏi Toàn Thân: Dấu Hiệu, 14 Nguyên Nhân, Cách Giảm Đau

Hẳn trong chúng ta ai cũng từng trải qua cảm giác đau nhức toàn thân. Rất nhiều thứ dẫn đến nguyên nhân gây đau nhức toàn thân từ vận động quá nặng hoặc các bệnh lý nguy hiểm. Buheung xin chia sẻ với bạn về các vấn đề liên quan đến nhức mỏi toàn thân để từ đó bạn có thể tìm ra cách tốt nhất khắc phục cho bản thân mình, hoặc hạn chế hết mức tối đa trước khi điều đó xảy ra với bạn.

Nhức mỏi toàn thân là gì?

nhức mỏi toàn thân

Nhức mỏi toàn thân là tình trạng đau nhức khắp người, gây ra cảm giác khó chịu cho người mắc phải. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc đau cơ, viêm cơ, xương khớp hoặc cơ thể bị căng thẳng về vật lý hoặc tinh thần trong khoảng thời gian dài. Cơn đau, nhức có thể diễn ra ở một vùng cơ thể rồi lan ra khắp toàn thân, có thể xuất hiện trong chốc lát hoặc kéo dài trong nhiều ngày. Nhức mỏi toàn thân khiến cuộc sống và chất lượng công việc của bạn giảm xuống đáng kể.

Các vị trí nhức mỏi toàn thân

Bất kỳ vùng nào có cơ đều có thể dẫn đến nhức mỏi. 

  • Phụ thuộc vào thói quen sinh hoạt có thể dẫn đến nhức mỏi ở vị trị cổ vai gáy, vùng lưng và lưng dưới. 
  • Hoạt động thể chất quá mức ở cường độ cao có thể dẫn đến đau nhức ở vùng bắp chân, lưng dưới hoặc toàn thân. 
  • Khi bạn bị cảm lạnh, cúm cũng khiến bạn nhức mỏi vùng chân, tay và lưng. Nếu sốt cao sẽ dẫn đến đau nhức xương khớp. 

Triệu chứng nhức mỏi toàn thân thường gặp

Nhức Mỏi Toàn Thân: Dấu Hiệu, 14 Nguyên Nhân, Cách Giảm Đau 1

Các triệu chứng thường gặp của người bị nhức mỏi hay đau nhức toàn thân bao gồm:

  • Cảm thấy toàn thân nhức mỏi từ chân, tay, thân người, từ cơ bắp, da thịt đến xương khớp.
  • Cơ thể luôn bị mệt mỏi, suy nhược khiến chất lượng cuộc sống và công việc giảm sút.
  • Chất lượng giấc ngủ bị giảm, khó ngủ và giấc ngủ không sâu, hay bị thức giấc giữa đêm.
  • Cảm thấy biếng ăn, lười ăn và khó hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
  • Khi thời tiết thay đổi sẽ có cảm giác rùng mình, gai gai sốt, nhạy cảm với nhiệt độ và có các triệu chứng giống như cảm lạnh, cúm.

Xem chi tiết: Nhức Mỏi Tay Chân: Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Cách Giảm Nhức Mỏi

Nguyên nhân phổ biến gây nhức mỏi toàn thân

  1. Căng thẳng: Căng thẳng về tinh thần hay thể chất khiến cơ bắp bạn căng lên, nếu bạn liên tục bị áp lực về tinh thần hoặc vận động cường độ cao dẫn đến căng thẳng về thể chất sẽ khiến cơ bắp bạn không có cơ hội được thư giãn. Từ đó, dẫn đến đau đầu, đau lưng và nhất là cổ vai gáy. Ngược lại, ít vận động, tư thế nằm và ngồi không đúng, thời tiết thay đổi cũng tác động đến việc đau nhức cơ xương khớp.
  2. Mất nước: Nước đóng vai trò quan trọng cho các hoạt động bên trong cơ thể. Khi bạn thiếu nước sẽ dẫn đến căng thẳng do sự hoạt động không trơn tru của thể chất, từ đó dẫn đến căng thẳng cơ bắp. Bên cạnh đó, mất nước sẽ mất đi chất điện giải như kali, canxi, sắt và vitamin, từ đó khiến cơ thể mệt mỏi, đau đầu, chuột rút, nhức toàn thân. Khi bạn cảm thấy chóng mặt, khát hoặc nước tiểu đậm thì hãy biết rằng cơ thể bạn đang thiếu nước. 
  3. Thiếu ngủ: Giấc ngủ được xem là quan trọng nhất trong quy trình sống của loài người. Con người có thể nhịn ăn chứ không thể không ngủ. Các nhà khoa học chỉ ra rằng giấc ngủ và cơn đau có mối liên hệ ràng buộc nhau. Những người bị đau nhức thường khó ngủ và những người bị mất ngủ thường sẽ dẫn đến đau nhức. Ngủ không đủ giấc khiến cơ thể kiệt sức từ đó dẫn đến đau nhức toàn thân, uể oải, nặng nề. Ngoài ra, trong lúc ngủ cơ thể sẽ sửa chữa, tái tạo các mô và tế bào của cơ thể, nếu ngủ không đủ cơ thể sẽ không đủ thời gian để sửa chữa từ đó khiến chúng ta đau nhức.
  4. Lạnh hoặc cảm cúm: Khi bạn bị cảm lạnh hoặc sốt, cơ thể bạn đang gồng mình lên để chống lại các virus bằng các phản ứng viêm. Từ đó gây ra các tác dụng phụ như đau nhức, sưng phù, khó cử động, uể oải và mệt mỏi về tinh thần lẫn thể chất. 
  5. Thiếu máu: Đau nhức toàn thân cũng có thể bị ảnh hưởng do việc thiếu máu, cơ thể không đủ hồng cầu để vận chuyển đến các tế bào trong cơ thể, các mô cơ từ đó không nhận đủ oxy để duy trì hoạt động khiến cho cơ bắp mệt mỏi gây ra tình trạng nhức mỏi toàn thân. Bệnh thiếu máu nếu để kéo dài mà không được điều trị phù hợp có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như suy tim, thiếu máu não…Nếu bạn thiếu máu cần bổ sung các chất cần thiết cho quá trình tạo máu bao gồm sắt, vitamin B12, acid folic, vitamin C, protein…
  6. Thiếu vitamin D: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc thiếu hụt vitamin D dẫn đến các triệu chứng đau cơ, khớp, xương và mệt mỏi mãn tính. Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì lượng canxi và phốt pho thích hợp để nuôi dưỡng thận, cơ và xương. Hãy dành thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc sử dụng các thực phẩm tự nhiên như cá hồi, cá ngừ, cá ngừ, trứng và các chế phẩm của sữa để bổ sung cho mình vitamin D nhé. 
  7. Hạ kali máu: Kali là một khoáng chất rất cần thiết cho hoạt động của thần kinh và cơ. Nồng độ kali hạ thấp ảnh hưởng đến các cơ vận động chủ ý (như cơ ở tay, cơ lưng, cơ chân,..) và cơ vận động không chủ ý (cơ tim, cơ thành ruột,…).  Nguy hiểm hơn hết là ảnh hưởng đến nhóm cơ không chủ ý là cơ tim khiến tim ngừng đập và tử vong. Kali có trong các thực phẩm hàng ngày như trái cây tươi cam, dưa hấu, bơ, bưởi hoặc củ quả như khoai tây, khoai lang, dưa leo. Các sản phẩm từ sữa, cá, đậu hạt, thịt động vật, gia cầm,…  
  8. Đau cơ xơ hóa: Đau cơ xơ hoá là một tình trạng khiến cơ và xương luôn ở trong trạng thái đau nhức, nhạy cảm. Nguyên nhân có thể là do di truyền, chấn thương hoặc căng thẳng thể chất, nồng độ hormone thấp, nhiễm trùng,…Đau cơ xơ hoá sẽ khiến bạn nhức mỏi toàn thân, khó ngủ, nhức đầu, đau bụng, nhạy cảm hơn với âm thanh, ánh sáng,… 
  9. Viêm cơ: Viêm cơ là tình trạng viêm của các cơ trong cơ thể bạn. Nguyên do là do nhiễm trùng, chấn thương hoặc bệnh tự miễn dịch gây ra viêm cơ. Viêm cơ dẫn đến yếu cơ, đau cơ và nhức mỏi toàn thân. Tuỳ theo nguyên nhân do nhiễm trùng, chấn thương hay bệnh tự miễn dịch mà viêm cơ sẽ kéo theo 1 loạt ảnh hưởng khác lên cơ thể.
  10. Viêm phổi: Khi phổi bị nhiễm trùng thì việc vận chuyển oxy từ phổi đến các mô bị hạn chế. Từ đó dẫn đến việc thiếu oxy để sản sinh các tế bào hồng cầu. Có thể nói việc bị viêm phổi sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến việc đau nhức của cơ thể và tình trạng minh mẫn của tinh thần.
  11. Viêm khớp: Viêm khớp do sụn khớp bị mài mòn gây ra tình trạng đau nhức, dịch tiết ở khớp quá ít không đủ bôi trơn quanh khớp. Đau nhức khớp sẽ thường xảy ra ở các khớp đầu gối, cổ tay, cổ chân,…gây khó khăn cho việc đi lại, vận động.
  12. Lupus ban đỏ: Lupus ban đỏ là căn bệnh miễn tính mà ở đó hệ miễn dịch của cơ thể không phân biệt được đâu là sự xâm nhập của các tác nhân “lạ – quen”, nó nhận diện các tế bào của cơ thể là yếu tố lạ luôn và sinh ra các kháng thể chống lại. Tác động của việc đó làm ảnh hưởng đến khớp và cơ khiến đau nhức toàn thân xảy ra.
  13. Đa xơ cứng: Giống như Lupus ban đỏ, hệ miễn dịch tấn công vào các tế bào chính của cơ thể gây ra sự phá hủy bao myelin bọc ngoài các dây thần kinh, sự phá huỷ này khiến việc dẫn truyền thông tin từ não và tuỷ sống đến các bộ khác không đủ thông tin. Từ đó dẫn đến việc nhức mỏi toàn thân, đau, ngứa,…liên tục.
  14. Hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS): Hội chứng mệt mỏi mãn tính là tình trạng mệt mỏi kéo dài không lý giải được nguyên nhân, bạn sẽ luôn ở trạng thái kiệt sức dù có nghỉ ngơi hay ngủ nhiều. Các triệu chứng như đau nhức toàn thân, đau cơ, đau khớp, khó ngủ, khả năng ghi nhớ giảm sút,… và tệ nhất có thể dẫn tới một số bệnh trầm cảm.

Cách giảm nhức mỏi toàn thân tại nhà nhanh chóng

Nhức Mỏi Toàn Thân: Dấu Hiệu, 14 Nguyên Nhân, Cách Giảm Đau 2

Khi biết được các nguyên nhân phổ biến gây nhức mỏi toàn thân, chúng ta có thể phòng tránh trước khi xảy ra tình trạng đó. 

  • Ngủ đủ giấc khiến cho cơ thể được phục hồi và phát triển về tinh thần lẫn thể chất. Nhu cầu ngủ ở mỗi lứa tuổi khác nhau nhưng cần đảm bảo đủ 7-9 tiếng mỗi ngày ở những người trưởng thành.
  • Bổ sung nước và các khoáng chất đầy đủ để cơ thể hoạt động một cách trơn tru, không để cơ thể thiếu nước và các khoáng chất cũng như dư thừa dẫn đến các tác hại  khác. Nước ấm có thể làm dịu đi các cơn đau, do đó có thể tắm nước ấm, chường nước ấm hoặc uống nước ấm. 
  • Duy trì lối sống tích cực về thể chất lẫn tinh thần. Tránh xa các yếu tố khiến chúng ta stress, sử dụng các thực phẩm có lợi cho sức khỏe, tham gia các môn thể thao, vận động nhẹ nhàng phù hợp với thể trạng của cơ thể. Không nên hoạt động thể chất quá mức khiến cơ thể hồi phục không kịp và áp lực lên các cơ quan khác của cơ thể.
  • Sử dụng các liệu pháp massage như ghế massage, thiết bị massage như máy massage chân, cổ vai gáy để thư giãn. Các liệu pháp trị liệu như vật lý trị liệu, châm cứu, dầu nóng để điều trị bệnh lý.
  • Sử dụng thuốc giảm đau nhức có kê đơn và sự tư vấn của bác sĩ ​​đối với các trường hợp cảm lạnh, cúm và nhiễm trùng, suy giảm miễn dịch. 

Xem ngay: Có Nên Mua Ghế Massage Không? 11 Công Dụng Của Ghế Massage

Nhức Mỏi Toàn Thân: Dấu Hiệu, 14 Nguyên Nhân, Cách Giảm Đau 3

Khi nào nên đi khám bác sĩ vì chứng nhức mỏi toàn thân

Đau nhức toàn thân sẽ khiến bạn khó chịu, từ sự khó chịu về thể chất dẫn đến sự khó chịu về tinh thần, chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng. Hãy tìm cho mình cách nghỉ ngơi, giảm đau, không nên làm việc nặng hoặc hoạt động quá sức. Khi các dấu hiệu đau nhức kéo dài trong nhiều tuần, tháng và nghiêm trọng hơn bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác và điều trị kịp thời. Đối với một số trường hợp đau mỏi cơ toàn thân kéo dài mà liên quan đến các bệnh cơ xương khớp, thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh ngoại biên… Trong trường hợp này, bạn nên để ý tình trạng đau nhức để đến bác sĩ hướng dẫn cách chữa đau nhức toàn thân hiệu quả.

Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm thông tin về nhức mỏi toàn thân. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết hoặc về ghế massage thì comment ngay phía dưới bài viết này, Buheung sẽ giải đáp ngay. Xem thêm thông tin về ghế massage và thông tin sức khỏe bổ ích tại blog ghế massage Buheung nhé.

Liên hệ:
Fanpage: Buheung.vn – Ghế Massage chăm sóc sức khỏe số 1 Hàn Quốc
Hotline: 1800 6977

<